Bảng 3.1. Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Học sinh hiểu được ích lợi của học
tập môn Tiếng Việt nói chúng, phân môn Tập làm văn nói riêng
27 84,4% 31 96,9%
Học sinh thích học Tập làm văn, tích cực tham gia các hoạt động
23 71,8% 30 93,7%
Học sinh có khả năng nói lưu loát, khả năng giao tiếp tốt, tự tin
14 43,7% 25 78,1%
Học sinh biết giải quyết các vấn đề, các tình huống và hợp tác với nhau
20 62,5% 28 87,5%
Thái độ làm bài nghiêm túc, trình bày bài kiểm tra sạch đẹp, rõ ràng
25 78,1% 31 96,9%
Qua quan sát, thăm dò ý kiến của học sinh, chúng tôi thấy: - Về phía học sinh:
+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia làm các bài tập được giao + Học sinh thảo luận nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học một cách tích cực, chủ động.
+ Tất cả các học sinh đều học tập sôi nổi. Ngoài ra, chúng tôi thấy nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức của đầu bài, giải quyết vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo. Như vậy, việc thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học và thiết kế một số bài tập theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng phát triển các năng lực của học sinh thông qua phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác nói chung.
- Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc thực hiện các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học Tập làm văn ở lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các giáo viên đều khẳng định: việc thực hiện các hoạt động, hình thức
các tổ chức dạy học này cùng với các bài tập được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đã giúp đánh giá học sinh một cách toàn diện về các kĩ năng, năng lực học tập và tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong quá trình học được nâng lên rõ rệt.