Trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi học tập, người chơi còn có thể được rèn luyện về thể lực, rèn luyện về các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, tổ,... Thông qua trò chơi học tập, học sinh có điều kiện "Học mà chơi, chơi và học". Khi tham gia vào các trò chơi học tập học sinh sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cách lập luận để đạt kết quả cao. Trò chơi học tập còn tạo được không khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học; giúp cho khía cạnh khô khan của vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững chắc hơn; giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác. Trò chơi học tập được sử dụng sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức học tập và thông qua trò chơi học tập không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Ví dụ về một số trò chơi:

Trò chơi “Hộp thư chạy”

- Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung.

- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh. b. Chuẩn bị:

- 1 hộp thư

- Câu hỏi của bài đang học c. Cách tổ chức:

Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục.

Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức "Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi.

Sau khi cho học sinh quan sát tranh, hình ảnh tĩnh, động, vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát, nhận biết. Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi như sau:

Ví dụ: Với đề tài "Năm học mới, mẹ có tặng em một chiếc cặp sách rất đẹp. Em hãy tả chiếc cặp sách đó":

- Em hãy kể các bộ phận của chiếc cặp. - Cặp làm bằng gì?

- Quai cặp thế nào?

- Mặt cặp được trang trí thế nào? Từ nào tả vẻ đẹp của ổ khoá? - Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của cái cặp.

Với đề bài: “Khuôn viên trường em có rất nhiều cây xanh. Em hãy tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”:

- Em hãy nêu các bộ phân của cây. - Thân cây thế nào?

- Gốc cây ra sao?

- Nêu đặc điểm của cành cây

- Tìm từ tả màu sắc và hình dáng của lá.

- Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa. - Hãy nêu ích lợi của cây.

- Những hoạt động có liên quan đến cây ?

Trò chơi “Thi tìm từ nhanh”

a. Mục đích:

Trò chơi “Tìm từ nhanh” cũng đã giúp các em nhận biết nhanh các từ ngữ phục vụ cho bài học và làm giàu thêm vốn từ cho các em, luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi trình bày viết đoạn.

b. Chuẩn bị:

Làm một số bìa nhỏ có ghi các từ ngữ phục vụ nội dung bài học. c. Cách tổ chức chơi:

Giáo viên nêu cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 2 em cùng tham gia trò chơi. Bắt đầu trò chơi, giáo viên gắn yêu cầu cần tìm lên bảng, 2 nhóm nhanh chóng tìm từ giáo viên đã cho sẵn, gắn lên bảng khi có hiệu lệnh hết giờ, 2 nhóm dừng trò chơi, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn, chính xác hơn là đội thắng cuộc.

Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm từ theo một số câu cho sẵn. Sau khi học sinh được quan sát, trao đổi, học sinh tìm được các từ nêu về đặc điểm, lợi ích của cây, nêu các bộ phận của nó thông qua hệ thống câu hỏi, hình ảnh tĩnh, động, qua đoạn phim mà giáo viên đã sưu tầm được.

Ví dụ:Với đề bài “Tả cây hoa phượng trong sân trường em”

+ Từ chỉ màu xanh của lá, xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh thẫm.

+ Từ chỉ màu đỏ của hoa: Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực. + Từ chỉ cành lá: sum suê, um tùm…

+ Từ chỉ thân cây: nham nhám, sần sùi…

+ Từ chỉ ích lợi: che mát, giúp học sinh vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả. + Tìm một số từ tả các bộ phận của cây.

Nội dung yêu cầu gồm các từ: lá cây, hoa phượng, thân cây, ích lợi. Khi giáo viên gắn từ nào lên bảng thì học sinh chọn từ để tả theo yêu cầu trên.

Trò chơi này có tác dụng rất cao, tạo được không khí thoải mái, vui vẻ và rèn được tính nhanh nhẹn, tập trung tinh thần thi đua sôi nổi và khắc sâu được một số từ cần thiết không thể thiếu trong bài làm của học sinh trong những tiết sau. Ngoài ra, còn tạo cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào hoạt động chung của lớp.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức dạy học tập làm văn theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học phong châu thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)