Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, UBND Thị xã Phổ Yên, Chi cục thống kê Thị xã Phổ Yên, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Phổ Yên, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thị xã Phổ Yên, từ các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, ...

*Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có thêm các thông tin đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, ngoài các thông tin và số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành điều tra thêm các thông tin sơ cấp 2 nhóm đối tượng gồm:

(1) Nhóm đối tượng là các cán bộ liên quan đến công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp Thị xã và xã, phường gồm đại diện lãnh đạo UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, cán bộ của một số phòng, ban của Thị xã như phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Lao động - Thương binh & Xã hội, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... Cán bộ cấp xã tại 03 xã nghiên cứu gồm: đại diện UBND xã, nhân viên địa chính xã, nhân viên kinh tế xã, cán bộ các đoàn thể xã,... Phương pháp thu thập thông tin như sau:

Điều tra cán bộ cấp Thị xã và cấp xã: Theo mẫu điều tra đã chuẩn bị sẵn (Phụ lục 01). Các đối tượng điều tra đã thống kê ở trên, số mẫu điều tra tại Thị xã gồm 10 phiếu; tại 3 xã gồm 15 phiếu (mỗi xã chọn 5 mẫu).

(2) Nhóm đối tượng là các hộ nông dân: Phỏng vấn các hộ nông dân bằng các câu hỏi đã chuẩn bị theo mẫu phiếu chuẩn bị sẵn (Phụ lục 02).

Thị xã Phổ Yên có 3 phường (Ba Hàng, Bắc Sơn, Bãi Bông) và 14 xã (Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Tân, Phúc Thuận, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái). Chọn 03 xã đại diện cho các vùng của Phổ Yên để nghiên cứu. Xã Tân Hương đại diện cho vùng Trung tâm Thị xã. Xã Phúc Thuận đại diện cho khu vực phía Bắc và xã Trung Thành đại diện cho khu vực phía Nam Thị xã. Mỗi xã, phường tiến hành chọn 90 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên tại các xóm. Tổng số sẽ có 270 hộ đại diện.

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng NTM của Thị xã Phổ Yên gồm 5 bậc như sau:

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không rõ (không có ý kiến) Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

- Số liệu và thông tin điều tra sơ cấp được xử lý trên phần mềm excel. - Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn Thị xã Phổ Yên theo các tiêu chí cụ thể.

- Các số liệu thứ cấp được lựa chọn để thiết lập thành các bảng số liệu để tiện lợi cho việc phân tích thông tin.

- Các số liệu sau khi xử lý được tổng hợp thành các bảng số liệu, các biểu đồ, đồ thị để phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực hiện + So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp này trong luận văn nhằm so sánh thực tiễn với lý luận, so sánh các quá trình xây dựng nông thôn mới của Thị xã Phổ Yên, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên với các tiêu chí của Nông thôn mới và các mục tiêu đặt ra.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong luận

văn là dựa vào các số liệu thống kê thu thập được, mô tả các biến động và xu hướng phát triển của quá trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí Nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)