Điều kiện kinh tế-xã hội và thu nhập của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Phổ

3.3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và thu nhập của người dân

lớn từ tất cả các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn khác, kể cả huy động sự đóng góp của người dân. Vì vậy, thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới cũng phụ thuộc vào điều kiện phát triển cao hay thấp của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển mạnh, có nguồn thu cao thì Nhà nước và địa phương có nguồn vốn lớn từ ngân sách để chi cho xây dựng NTM của địa phương và ngược lại. Trong điều kiện thu nhập của người dân cao thì họ cúng có điều kiện để đóng góp cho công cuộc xây dựng NTM, dẫn đến thời gian và chất lượng của Chương trình sẽ nhanh và tốt hơn và ngược lại. Để có những ý kiến đánh giá khách quan về điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân của Thị xã Phổ Yên có ảnh hưởng như thế nào trong xây dựng NTM, tổng hợp 25 phiếu tra cán bộ và 270 phiếu điều tra người dân cho kết quả như sau (xem bảng 3.12 và 3.13)

Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ địa phương về điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân có ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

(n=25)

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

1 Điều kiện kinh tế của địa phương đã đáp

ứng cơ bản cho xây dựng NTM - 17 2 5 1 2 Điều kiện kinh tế của địa phương đã đáp

ứng một phần cho xây dựng NTM 7 18 3 Điều kiện kinh tế của địa phương chưa

đáp ứng được cho xây dựng NTM - 5 15 5 4 Người dân rất có trách nhiệm và sẵn

sàng đóng góp tiền cho xây dựng NTM - 22 1 2 - 5 Thu nhập của người dân cao và ổn định,

góp phần đóng góp cho xây dựng NTM 21 4 - 6 Thu nhập của người dân thấp khó khăn

cho xây dựng NTM 16 9

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, năm 2017)

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy: Về ý kiến trả lời câu hỏi “Điều kiện kinh tế của địa phương đã đáp ứng cơ bản cho xây dựng NTM” có 68% không đồng

ý, vì thực tế điều kiện của địa phương chỉ đáp ứng được một phần cho xấy dựng NTM. Đối với câu hỏi “Người dân rất có trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp tiền cho xây dựng NTM”, có đến 88% không đồng ý vì thực tế do điều kiện về kinh tế và ý thực của người dân nên chỉ có một bộ phận người dân có điều kiện hiến đất và đóng góp cho địa phương. Đối với câu hỏi “Thu nhập của người dân cao và ổn định, góp phần đóng góp cho xây dựng NTM” có kết quả tương tự. Còn các câu hỏi khác cơ bản đều nhất trí với gợi ý đạt ra.

Bảng 3.13. Đánh giá của người dân địa phương về điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập trong đóng góp xây dựng nông thôn mới (n=270)

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

1 Điều kiện kinh tế của địa phương đã

đáp ứng cơ bản cho xây dựng NTM 13 196 43 15 3 2

Điều kiện kinh tế của địa phương chỉ đáp ứng một phần cho xây dựng NTM

- - 5 217 48

3

Người dân có ý thức trách nhiệm xã hội cao trong đóng góp tiền của cho xây dựng NTM

- 241 4 20 5

4

Thu nhập của người dân cao và ổn định, góp phần đóng góp cho xây dựng NTM

- 226 3 30 11

5

Thu nhập của người dân thấp không có khả năng đóng góp cho xây dựng NTM

- - 3 218 49

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, năm 2017)

Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy: Với các câu hỏi như trên, kết quả tổng hợp cho thấy, câu hỏi “Điều kiện kinh tế của địa phương đã đáp ứng cơ bản cho xây dựng NTM” có 77,4% không đồng ý. Đối với câu hỏi “Người dân rất có trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp tiền cho xây dựng NTM”, có đến 89,2% không đồng ý. Câu hỏi “Thu nhập của người dân cao và ổn định, góp phần đóng góp cho xây dựng NTM” có kết quả 83,7% không nhất trí. Còn các câu hỏi khác cơ

bản đều nhất trí với gợi ý đạt ra. Các nguyên nhân không đồng ý cũng thống nhất với trả lời của cán bộ ở bảng 3.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)