Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng Nông thôn mới của huyện Lâm

Thao, tỉnh Phú Thọ

Lâm Thao cũng là huyện có ruộng đồng tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ là vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn huyện cũng có 03 xã miền núi là xã Hùng Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng.

Về thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong bối cảnh khó khăn chung, ngoài nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã chủ động lên kế hoạch, vận dụng linh hoạt các giải pháp để từng bước hoàn thiện nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế-xã hội. Vì vậy, trong quá trình XDNTM ở huyện đã đạt được những kết quả đáng kể. Bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc, điện, đường, trường, trạm khang trang, hệ thống kênh mương nội đồng đủ nước. Có được điều này, Đảng bộ huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở. Không đầu tư dàn trải, huyện tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như: Xây dựng hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất, lập quy hoạch chi tiết nông thôn mới. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốc độ phát triển CN-TTCN, huyện đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm; chú trọng các ngành, hàng có lợi thế, có thị trường như: Phân bón, hóa chất, chế biến nông sản - thực phẩm, dệt may, sửa chữa lắp ráp cơ khí và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh xã hội hoá nhằm hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp - làng nghề, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, nhân cấy các nghề mới theo nhu cầu thị trường như: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, lễ hội, tiêu dùng... nhằm đạt mục tiêu đưa giá trị sản xuất đạt ngưỡng 1.000 tỷ đồng vào năm 2015. Song song với ngành nghề CN-TTCN, huyện quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ - thương mại thông qua việc bố trí quỹ đất, huy động vốn và khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ đầu mối trung tâm huyện, cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn, phát

triển nhà hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ ở các xã, thị trấn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Ngoài ra, huyện đã ban hành Nghị quyết “Phát triển sản xuất nông nghiệp cận đô thị, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích, giai đoạn 2011-2015”; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; tiến hành dồn đổi ruộng đất đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung và đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất bình quân đầu nhiệm kỳ tăng từ 70 triệu đồng/ha lên trên 100 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2015 Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung dần hình thành như cánh đồng mẫu lớn ở Vĩnh Lại, Cao Xá; sản xuất rau an toàn ở Tứ Xã; nuôi trồng thuỷ sản tại cụm xã Vĩnh Lại, Cao Xá, Tứ Xã…

Lâm Thao là một trong những địa phương đi đầu toàn tỉnh trong việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện đã gắn mục tiêu nông thôn mới với thực hiện khâu đột phá phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Chỉ sau 3 năm triển khai, huyện đã xây dựng được 44 công trình với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp từ chương trình chiếm hơn 10%, gần 90% còn lại là vốn lồng ghép và huy động từ các nguồn lực khác. Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, huyện chủ trương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường, từng bước đổi mới giáo dục đào tạo, coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn, từng bước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đến thời điểm 31/12/2015, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ đã được đón nhận Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có tới 10/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã còn lại cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn có chuyển biến tích cực.

năng lực sản xuất trong nông thôn và xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá quan trọng trong tiến trình đưa Lâm Thao trở thành huyện nông thôn mới. Do đó, huyện đã chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời huy động sức dân phù hợp với khả năng của từng xã. Huyện đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai đó là lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên đầu tư, có kế hoạch triển khai, lộ trình rõ ràng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế. Đối với những tiêu chí có thể xã hội hóa như xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, huyện phát huy tối đa vai trò của nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền để mỗi người dân hiểu mình chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đối với một số tiêu chí khó đạt trong xây dựng các hạ tầng thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, trường học, môi trường…, huyện chỉ đạo các xã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết; phân công các đồng chí Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo để hoàn thành các tiêu chí.

Với chủ trương không chỉ trông chờ hỗ trợ từ cấp trên, huyện Lâm Thao đang tích cực huy động đa dạng hoá các nguồn vốn, lồng ghép với các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn đồng thời vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay, góp sức xây dựng NTM, đưa Lâm Thao trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)