Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên
3.2.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng kinh tế-
- xã hội
Trong những năm qua Thị xã Phổ Yên đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học.
* Đường giao thông nông thôn
Được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Trong giai đoạn 2015-2017, toàn Thị xã đã cấp 21.300 tấn xi măng, làm được 215 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 134,6 km. Kinh phí
thực hiện trên 122.793 triệu đồng. Có 9/14 xã đạt tiêu chí này. Đến nay vẫn còn 5 xã chưa đạt chuẩn là: Tiên Phong, Minh Đức, Phúc Tân, Vạn Phái và Thành Công.
* Thủy lợi:
Trong giai đoạn 2015-2017 Thị xã đã tiến hành lập hồ sơ thiết kế và thi công được 43,406 km kênh mương, nâng tổng số km kênh mương trên địa bàn Thị xã được kiên cố hóa lên 275,556 km, chiếm 54,6%. Có 11/14 xã đạt tiêu chí này (Các xã chưa đạt: Thành Công, Minh Đức, Phúc Tân).
* Cơ sở vật chất văn hóa:
Được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Có 4 xã đã có Trung tâm văn hóa - Thể thao xã, trên địa bàn Thị xã có 261 nhà văn hóa xóm, đảm bảo cho sinh hoạt văn hóa của tất cả các xóm. Số nhà văn hóa đạt chuẩn là: 93 nhà văn hoá, đạt 35,6%. Số nhà văn hóa chưa đạt chuẩn là 168 nhà, chiếm 64,4%. Có 8/14 xã đạt tiêu chí này. 6 xã chưa đạt tiêu chí này là: Thuận Thành, Tiên Phong, Minh Đức, Phúc Tân, Vạn Phái và Thành Công. UBND các xã đang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình: nhà văn hóa xã, khu thể thao xã, nhà văn hóa xóm để thực hiện xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp đạt chuẩn theo quy định.
* Trường học:
Từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa. Giai đoạn 2015-2017, Ủy ban nhân dân thị xã đã quan tâm đầu tư cho xây mới, sửa chữa, nâng cấp các trường học trên địa bàn với tổng số 161 công trình của 71 trường; kinh phí đầu tư: 142.561 triệu đồng và nâng số trường học đạt chuẩn đạt chuẩn Quốc gia lên 71/71 trường. Đến nay tiêu chí này đã có 14/14 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 100%.
* Điện:
Hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm phân phối được quan tâm cải tạo, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt. Từ năm 2015-2017 đã xây mới và cải tạo, nâng cấp được 73 trạm điện; thay thế, nâng cấp 327,8 km đường dây; kinh phí thực hiện trên 109.952
triệu đồng, chủ yếu của vốn của ngành điện và các dự án vay vốn nước ngoài, người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện. Tới nay, tỷ lệ xã có điện đạt 100%. Hiện tại, trên địa bàn Thị xã Phổ Yên cả 14/14 xã đạt tiêu chí này.
* Chợ:
Trong giai đoạn vừa qua Thị xã đã đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp 02 chợ trên địa bàn xã Trung Thành, xã Tiên Phong đạt chuẩn theo quy định. Với kinh phí đầu tư: 105.609 triệu đồng. Đến nay tiêu chí này còn 4 xã chưa đạt chuẩn là: Minh Đức, Phúc Tân, Vạn Phái và Thành Công.
* Thông tin và truyền thông:
Đến năm 2017, trên địa bàn Thị xã đã tiến hành bàn giao lắp đặt truyền hình số mặt đất cho 4.426/4.434 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 14 xã, đạt 99,8%. Năm 2017 đã lắp đặt hệ thống loa truyền thanh, Đài truyền thanh tại 03 xã: Trung Thành, Phúc Thuận, Đắc Sơn. Đến nay cả 14/14 xã đều đạt chuẩn đối với tiêu chí này.
* Theo đánh giá của Văn phòng điều phối chương trình NTM, việc xây dựng tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
- Phát triển kết cấu hạ tầng còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các xã. Các xã phía tây của thị xã có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, xuất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên so với Bộ tiêu chí được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên
Tiêu
chí Nội dung
Tiêu chuẩn
NTM
Xã đạt chuẩn Xã không đạt chuẩn
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (nền 09 m, mặt
07 m). 100% 10 71,4 4 28,6
2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, liên thôn
được cứng hóa (nền 05m, mặt 03m) >50% 9 64,3 5 35,7
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (nền 04m, mặt 03m)
100% (>50%
cứng) 10 71,4 4 28,6
2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
(nền 05m, mặt 3,5m). >50% 9 64,3 5 35,7
Thủy lợi
3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu
cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Đạt 11 78,5 3 21,5
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố
hoá cống đập. >50% 11 78,5 3 21,5
Hệ thống
điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật của ngành điện. Đạt 14 100 0 0
4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng
điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn >95% 14 100 0 0
Giáo dục
5.1. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.
>=70% 14 100 0 0 Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch Đạt 8 57,1 6 42,9
6.2. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa và khu thể thao thôn bản đạt quy định của Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch 100% 8 57,1 6 42,9
Chợ nông
thôn
7.1. Chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt 10
71,4 4 28,6
Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính, viễn
thông Đạt 14 100 0 0
8.2. Có Internet đến thôn, xóm Đạt 14 100 0 0
Nhà ở dân cư
9.1 Nhà tạm, dột nát Không 13 92,8 1 7,2
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ
Xây dựng >75% 14 100 2 10
- Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện.
- Nguồn vốn phân bổ từ ngân sách hàng năm của Trung ương còn thấp, nguồn ngân sách tỉnh còn hạn chế, việc huy động sức dân gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư các công trình thiết yếu cho các xã nông thôn mới.