Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 117)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại Thị

4.3.4. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả chương

trình xây dựng nông thôn mới

Huy động mọi nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia vào xây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án của các tổ chức, doanh nghiệp; huy động nguồn lực tại chỗ của nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới; việc nguồn lao động dồi dào của huyện hiện đang công tác tại các khu, cụm công nghiệp lớn trên địa bàn sẽ làm đời sống vật chất của người dân trong huyện được cải thiện rõ rệt. Thị xã cần tranh thủ điều này để huy động nguồn lực từ người dân góp phần xây dựng thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hợp tác với nông dân đầu tư và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao năng xuất lao động và thu nhập cho người dân.

Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng do UBND Thị xã, UBND xã làm chủ đầu tư có cơ chế cho người hưởng lợi đóng góp đối ứng bằng tiền, bằng ngày công lao động để thực hiện các công việc thủ công: đào đắp đất, vận chuyển thủ công, khai thác vật liệu... tối thiểu quy đổi bằng 30% giá trị công trình, dự án. Chính sách khuyến khích sản xuất thâm canh, tăng vụ; bảo hiểm nông nghiệp; phát triển sản xuất hàng hóa; chính sách chế biến và tiêu thụ nông sản; chính sách phát triển chăn nuôi; chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồi rừng; chính sách phát triển ngành nghề trong nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp nông thôn.

Chính sách tín dụng khuyến khích người dân vay vốn xây dựng nông thôn mới; chính sách về các thành phần kinh tế ( kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, kinh tế nhà nước); khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn;

Chính sách an sinh xã hội; chính sách đào tạo nghề cho nông dân.

Về cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn xã. Tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiên cố hóa trường học.

Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, bến xe khách, công trình cấp nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp chất thải. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy chế biến thức ăn, trang trại. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao.

b) Huy động nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng của nhà nước phân bổ cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn cơ sở nuôi trồng thủy sản, làng nghề.

c) Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng: Công sức của dân cải tạo nhà ở, xây dựng mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào sạch sẽ, đẹp đẽ. Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)