Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 91)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên

3.2.6. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị

an ninh xã hội

3.2.6.1. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Tổ chức cơ sở đảng được nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong quá trình triển khai chương trình nông thôn mới, nhiều cấp ủy đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp ủy, chi bộ và xây dựng thành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết quả. Nhờ vậy mà uy tín được nâng cao.

- Đội ngũ cán bộ cấp xã được kiện toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được Thị xã quan tâm thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC được quan tâm, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và những người không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thị xã đáp ứng yêu cầu của Luật Cán bộ, công chức phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. UBND thị xã đã giao cho Phòng Nội vụ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mở 04 lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND xã, phường nhiệm kỳ 2016-2021 với 468 đại biểu; phối hợp với Sở Thông tin - truyền thông mở lớp bồi dưỡng kiến thức ứng dụng Công nghệ thông tin cho 54 cán bộ, công chức cấp xã; Quyết định cử 30 cán bộ công chức cấp xã đi bồi dưỡng kỹ năng; 23 cán bộ công chức xã tham gia khóa đào tạo quản lý nhà nước.

- Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả như Hội nông dân với xóa đói giảm nghèo; Hội phụ nữ với phong trào "5 không, ba sạch"... Nhờ đó đã kịp thời khắc phục những hạn chế trong nhận thức của cán bộ và nhân dân; tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ

cơ sở; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị. Tất cả các xã trên địa bàn Thị xã đã đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội.

3.2.6.2. An ninh trật tự xã hội

Do nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; Một số nội dung còn dẫn đến cách hiểu khác nhau, quy trình còn phức tạp; Nhiều tiêu chí, chỉ tiêu còn định tính, thiếu định lượng cụ thể, thậm chí không khả thi; Một số chính quyền cơ sở cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần và điều kiện để triển khai thực hiện. Thời gian qua, Phòng Tư pháp thị xã đã và đang phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, ngành và các xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc đánh giá kết quả thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện vào tháng 12 hàng năm.

Bảng 3.9.Tình hình xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn

NTM

Xã đạt chuẩn Xã không đạt chuẩn Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Hệ thống chính trị vững mạnh

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn theo quy

định của Bộ Nội vụ Đạt 14 100 0 0

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống

chính trị cơ sở theo quy định Đạt 14 100 0 0

18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt 14 100 0 0

18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của

xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt 12 85,7 2 14,3

An ninh, TTXH

19. An ninh trật tự xã hội được giữ

vững Đạt 14 100 0 0

(Nguồn: Văn phòng điều phối chương trình NTM Thị xã Phổ Yên năm 2017)

trách nhiệm của nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp có liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc khu vực nông thôn gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; ngăn chặn có hiệu quả những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự tại các khu vực thôn, xóm. Công an xã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát củng cố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo đúng chỉ tiêu được giao. Công tác Quốc phòng và an ninh được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức QPAN cho toàn dân được chú trọng. Tuy nhiên, khó khăn trong công tác này là tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng diễn biết phức tạp, một số ổ, nhóm tội phạm trộm cắp tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoạt động có tính chất khó lường, nên có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các tiêu chí NTM của xã.

- Tổng hợp theo kết quả báo cáo của các địa phương thì Thị xã đã có 14/14 xã đạt tiêu chí này.

* Những tồn tại, hạn chế:

Bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa chặt chẽ. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị ở một số địa phương hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 91)