Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng

thôn mới ở Thị xã Phổ Yên

a) Công tác quy hoạch nông thôn

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm đặc biệt. Quy hoạch đúng mức tạo ra

sự thống nhất giữa tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất gắn chặt với quy hoạch phát triển KT- XH vùng, ngành, địa phương. Là công cụ quản lý chủ yếu xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Đối với Thị xã Phổ Yên, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội dung quy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng; quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khi quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó. Toàn bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng.

b) Trình tự tiến hành thực hiện

Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo yêu cầu về chất lượng các bản quy hoạch. Cái gì cần trước thì quy hoạch trước và tiến hành triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quy hoạch.

c) Kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc

Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch, đề án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô hình mới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã. Việc triển khai thực hiện phải tổ chức theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh sự bóp méo, lệch lạc, không được phép tùy tiện, kiên trì thực hiện đúng quy hoạch.

d) Phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện

Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để

người dân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phong trào xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự đồng thuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi. Đó là một vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng nông thôn mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Việc thành lập Ban giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.

e) Đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới

Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với công việc xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, nhiều người do chưa được đào tạo cơ bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế. Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách nhiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết. Do vậy, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận, phẩm chất chính trị cho cán bộ ở cơ sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và thời hạn khác nhau. Trước hết tập trung tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nắm được vấn đề cơ bản nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)