Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến những vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập từ các tỉnh, huyện, các trường đại học, trên mạng internet. Trong đó chủ yếu từ Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, UBND Thị xã Phổ Yên, Chi cục thống kê Thị xã Phổ Yên, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Phổ Yên, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thị xã Phổ Yên, từ các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới, ...

*Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có thêm các thông tin đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên, ngoài các thông tin và số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành điều tra thêm các thông tin sơ cấp 2 nhóm đối tượng gồm:

(1) Nhóm đối tượng là các cán bộ liên quan đến công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp Thị xã và xã, phường gồm đại diện lãnh đạo UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, cán bộ của một số phòng, ban của Thị xã như phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Lao động - Thương binh & Xã hội, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... Cán bộ cấp xã tại 03 xã nghiên cứu gồm: đại diện UBND xã, nhân viên địa chính xã, nhân viên kinh tế xã, cán bộ các đoàn thể xã,... Phương pháp thu thập thông tin như sau:

Điều tra cán bộ cấp Thị xã và cấp xã: Theo mẫu điều tra đã chuẩn bị sẵn (Phụ lục 01). Các đối tượng điều tra đã thống kê ở trên, số mẫu điều tra tại Thị xã gồm 10 phiếu; tại 3 xã gồm 15 phiếu (mỗi xã chọn 5 mẫu).

(2) Nhóm đối tượng là các hộ nông dân: Phỏng vấn các hộ nông dân bằng các câu hỏi đã chuẩn bị theo mẫu phiếu chuẩn bị sẵn (Phụ lục 02).

Thị xã Phổ Yên có 3 phường (Ba Hàng, Bắc Sơn, Bãi Bông) và 14 xã (Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Tân, Phúc Thuận, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái). Chọn 03 xã đại diện cho các vùng của Phổ Yên để nghiên cứu. Xã Tân Hương đại diện cho vùng Trung tâm Thị xã. Xã Phúc Thuận đại diện cho khu vực phía Bắc và xã Trung Thành đại diện cho khu vực phía Nam Thị xã. Mỗi xã, phường tiến hành chọn 90 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên tại các xóm. Tổng số sẽ có 270 hộ đại diện.

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng NTM của Thị xã Phổ Yên gồm 5 bậc như sau:

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không rõ (không có ý kiến) Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

- Số liệu và thông tin điều tra sơ cấp được xử lý trên phần mềm excel. - Sử dụng dãy số thời gian để phân tích sự biến chuyển theo thời gian của nông thôn Thị xã Phổ Yên theo các tiêu chí cụ thể.

- Các số liệu thứ cấp được lựa chọn để thiết lập thành các bảng số liệu để tiện lợi cho việc phân tích thông tin.

- Các số liệu sau khi xử lý được tổng hợp thành các bảng số liệu, các biểu đồ, đồ thị để phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực hiện + So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp này trong luận văn nhằm so sánh thực tiễn với lý luận, so sánh các quá trình xây dựng nông thôn mới của Thị xã Phổ Yên, so sánh kết quả xây dựng nông thôn mới ở Thị xã Phổ Yên với các tiêu chí của Nông thôn mới và các mục tiêu đặt ra.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong luận

văn là dựa vào các số liệu thống kê thu thập được, mô tả các biến động và xu hướng phát triển của quá trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí Nông thôn mới tại Thị xã Phổ Yên, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu về mức thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình. Mức thu nhập bao gồm:

- Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã.

- Mức thu nhập (khu vực nông thôn) bình quân đầu người/năm của tỉnh - Thu nhập bình quân đầu người/năm so với bình quân chung của tỉnh được tính bằng cách lấy mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã chia cho mức thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của tỉnh.

* Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới + Tỷ lệ xã hoàn thành

Tỷ lệ xã hoàn thành = Số xã hoàn thành × 100 Tổng số xã

+ Tỷ lệ xã chưa hoàn thành

Tỷ lệ xã chưa hoàn thành = Số xã chưa hoàn thành × 100 Tổng số xã

+ Tỷ lệ tiêu chí đạt được

Tỷ lệ tiêu chí đạt được = Số tiêu chí đạt được × 100 Tổng số tiêu chí

- Chỉ tiêu về cơ cấu (%)

Chỉ tiêu về cơ cấu được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động, giá trị sản xuất giữa các lĩnh vực…

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 258,869 km2, trung tâm của thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về Bắc và cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Nam. Phía Bắc giáp thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Đại Từ; Phía Nam giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.

Hình 3.1. Lược đồ Thị xã Phổ Yên

Thị xã Phổ Yên là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trên địa bàn Thị xã có nhiều trục giao thông lớn đi qua bao gồm: Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Các trục giao thông này kết nối với các quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1A, quốc lộ 18 tạo thành mạng lưới giao thông vô cùng quan trọng nối các tỉnh, thành phố miền xuôi với các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó phía Nam của thị xã là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên kết nối trực tiếp với quốc lộ 1A - là tuyến đường huyết mạch quốc gia từ Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau. Có thể nói đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thông thương, tăng cường mạnh giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa Thị xã Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung với các địa phương trong cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của Thị xã thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành 02 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 13 xã, phường có độ cao trung bình 8-15m so với mặt biển, khu vực này chủ yếu là vùng gò đồi xen kẽ với địa hình bằng phẳng.

- Vùng phía Tây gồm 4 xã, là khu vực vùng cao của Thị xã với địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

Với đặc điểm địa hình như trên, nhìn chung thị xã Phổ Yên có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình phần lớn tương đối bằng phẳng cùng với vị trí địa lý tiếp giáp với các trung tâm kinh tế và đầu mối giao thông quan trọng giúp Thị xã Phổ Yên có tiềm năng lớn trong việc thu hút phát triển công nghiệp.

3.1.1.3. Đất đai

Về thổ nhưỡng, đất của thị xã được chia thành 10 loại chính là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét; đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi; đất

phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa ngòi suối; đất bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát; đất nâu vàng phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi và đất dốc tụ. Trên 50% diện tích đất tại Phổ Yên là đất bạc màu, tầng đất mỏng, đất vàng nhạt trên đất cát, độ phì nhiêu kém.

Về tình hình sử dụng trên địa bàn thị xã: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị xã là 25.889 ha (số liệu năm 2017 có sự thay đổi do chuẩn hóa đo đạc lại diện tích), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 50% diện tích, tiếp theo là diện tích đất sản xuất lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2015-2017, cơ cấu sử dụng đất của Thị xã Phổ Yên có sự dịch chuyển đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống với tốc độ giảm trung bình 0,83%/năm.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPT

BQ (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng diện tích 25.886,9 100,00 25.886,9 100,00 25.889,0 100,00 100,00 Đất sản xuất NN 12.580,8 48,60 12.82,7 47,83 12.373,0 47,79 99,17 Đất lâm nghiệp 6.958,9 26,88 6.939,0 26,81 6.674,0 25,78 97,93 Đất chuyên dùng 2.399,0 9,27 2.600,0 10,04 2.608,0 10,07 104,27 Đất ở 1.962,4 7,58 1.984,0 7,66 2.106,0 8,13 103,59 Đất khác 1.985,8 7,67 1.981,2 7,65 2.128,0 8,22 103,52

(Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường Thị xã Phổ Yên)

Từ năm 2015 đến năm 2017, diện tích đã giảm từ 12.580,8 ha xuống còn 12.373 ha (giảm 207,8 ha). Đất sản xuất lâm nghiệp có tốc độ giảm bình quân 2,07%/năm (giảm 248,9 ha). Diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp giảm là do có sự chuyển dịch sang đất chuyên dùng, đất thổ cư và các loại đất khác. Diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân 4,27%/năm,

đất thổ cư tăng bình quân 3,59%/năm. Nguyên nhân chính của sự biến động là do sự phát triển của các Khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, đặc biệt là khu công nghiệp Yên Bình với tổ hợp của Tập đoàn Samsung và các doanh nghiệp phụ trợ đã dẫn đến nhu cầu đất chuyên dùng tăng lên đã làm giảm diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1.1.4. Tài nguyên

Tài nguyên rừng

Phổ Yên là nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây Thị xã. Diện tích đất lâm nghiệp của Thị xã là 6.743,9 ha, chiếm 23,29% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2 ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại.

Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án. Về hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ còn lớp chim, bò sát, lưỡng cư, trong đó lớp chim nhiều hơn cả. Nhìn chung, rừng của Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền vững cho thị xã hơn là mang tính chất kinh tế.

Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn thị xã Phổ Yên có nhiều điểm có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như Khu du lịch phía Tây Hồ Núi Cốc, các hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai…

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số

Tổng dân số trên địa bàn Thị xã Phổ Yên năm 2017 có 171.307 người. Dân số của Thị xã có xu hướng tăng khá mạnh qua các năm với tốc độ tăng

bình quân 10,30%/năm. Nguyên nhân chính của sự gia tăng chủ yếu là do người dân từ các khu vực khác dồn về làm việc tại Khu công nghiệp Yên Bình. Xu hướng tăng mạnh này chỉ bắt đầu từ năm 2013. Trước đó tốc độ tăng luôn ở mức thấp dưới 1%. Dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất không thay đổi đã khiến mật độ dân số trên địa bàn thị xã Phổ Yên tăng lên khá nhanh, từ 544 người/km2 2015 đã tăng lên 662 người/km2 năm 2017 tương ứng với mức tăng bình quân 10,31%/năm.

Về giới tính, nhìn chung tỉ lệ phân bổ giới tính nam nữ trong dân số tại thị xã Phổ Yên tương đối cân bằng. Tỉ lệ nữ có nhiều hơn nam nhưng không thị xã Phổ Yên tương đối cân bằng. Tỉ lệ nữ có nhiều hơn nam nhưng không chênh quá lớn. Tuy nhiên, dân số mang giới tính nữ có xu hướng tăng mạnh hơn so với giới tính nam. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do nhu cầu cần công nhân nữ tại các nhà máy tại Khu công nghiệp Yên Bình trên địa bàn thị xã tương đối lớn vì chủ yếu là công việc lắp ráp điện tử. Điều này đã khiến thu hút một lượng lớn lao động nữ dịch chuyển đến sinh sống trên địa bàn.

Về phân bổ dân số theo khu vực, trong giai đoạn 2015 - 2017 đã có sự biến động rất lớn. Dân số sống tại khu vực thành thị tăng lên rất mạnh từ 12.962 người năm 2015 tăng lên 37.118 người năm 2017 tương ứng với mức tăng bình quân 69,22/năm. Sự biến động lớn nhất là từ năm 2016 sang 2017 (số dân thành thị tăng 20.069 người). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ này là do huyện Phổ Yên được nâng cấp thành Thị xã vào năm 2015. Việc nâng cấp này đã thực hiện chuyển một số xã tại trung tâm Thị xã thành các phường thuộc khu vực đô thị. Điều này đã khiến số lượng dân số thành thị tăng mạnh.

Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPT

BQ (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số dân 140.816 100.00 146.243 100.00 171.307 100.00 110,30

Phân theo giới tính

- Nam 69.633 49,45 72.317 49,45 83.002 48,45 109,18 - Nữ 71.183 50,55 73.926 50,55 88.305 51,55 111,38 Phân theo khu vực

- Thành thị 12.962 9,20 17.049 11,66 37.118 21,67 169,22 - Nông thôn 127.854 90,80 129.194 88,34 134.189 78,33 102,45 Mật độ dân số

(người/km2) 544 - 565 - 662 - 110,31

(Nguồn: Niên giám Thống kê Thị xã Phổ Yên)

Về phân bổ dân số theo khu vực, trong giai đoạn 2015 - 2017 đã có sự biến động rất lớn. Dân số sống tại khu vực thành thị tăng lên rất mạnh từ 12.962 người năm 2015 tăng lên 37.118 người năm 2017 tương ứng với mức tăng bình quân 69,22/năm. Sự biến động lớn nhất là từ năm 2016 sang 2017 (số dân thành thị tăng 20.069 người). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ này là do huyện Phổ Yên được nâng cấp thành Thị xã vào năm 2015. Việc nâng cấp này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53)