Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 45)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh phía Bắc

Hòa chung với cả nước, thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, các tỉnh phía Bắc bằng những kinh nghiệm của quá trình phát triển nông thôn những năm trước đây, có sự quan tâm, đồng thuận hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được thành tựu cao hơn mặt bằng chung của cả nước.

Theo Bộ NNPTNT, 15 tỉnh miền núi phía Bắc đã hình thành càng rõ nét hơn một số vùng cây hàng hóa tập trung, chiếm tỷ trọng khá so với toàn quốc (chè 65,7%, cây ăn quả 23%, ngô 36%). Về chăn nuôi thì trâu có 1,56 triệu con (58% cả nước), đàn bò có 0,9 triệu con (17%), đàn dê có 0,53 triệu con (43%). Đối với lâm nghiệp, toàn vùng có sản lượng gỗ khai thác bằng 30% cả nước…Tổng vốn huy động cho nông thôn mới của toàn vùng là 92.172 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách là 65%, vốn nhân dân góp là 3,8%, còn lại là vốn tín dụng và vốn do doanh nghiệp đóng góp, đời sống người dân được cải thiện hơn, thu nhập bình quân tăng 35%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7% so với trước.

Tuy nhiên, tiến độ XDNTM tại các tỉnh miền núi phía Bắc còn chậm so với tiến độ chung của cả nước. Cụ thể, 80% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung nhưng chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, 53% số xã lập xong đề án XDNTM trong khi bình quân cả nước là 70%.

Toàn vùng có 1.702 hợp tác xã (chủ yếu HTX nông nghiệp) nhưng chỉ có một số rất ít HTX hoạt động hiệu quả. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ nông sản là rất khó nhân rộng trong vùng (do thiếu cán bộ có

tr ình độ, khó tiếp cận vốn và không thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào vùng). Hiện tại, bình quân các xã đạt 6,3/19 tiêu chí NTM, tăng 2,6 tiêu chí so với năm 2010, trong khi bình quân cả nước là 8,06 tiêu chí (tăng 3 tiêu chí).

Tiến độ xây dựng NTM chậm là do tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các địa phương miền núi. Ðó là diện tích tự nhiên lớn, tài liệu đo đạc, khảo sát gốc chưa đầy đủ, ảnh hưởng tới việc quy hoạch; địa hình hiểm trở gây khó cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Khả năng đóng góp của cộng đồng dân cư thấp do tỷ lệ hộ nghèo cao và điều kiện hỗ trợ từ ngân sách có hạn. Trong ba năm qua, tổng vốn huy động cho NTM của toàn vùng là 92.172 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 65%, vốn nhân dân góp là 3,8%, còn lại là vốn tín dụng và vốn do doanh nghiệp đóng góp. Dân cư miền núi phía bắc sinh sống phân tán, trình độ dân trí còn thấp, nhiều tập tục lạc hậu, nặng nề cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng NTM.

Ðể xây dựng NTM ở miền núi phía bắc đạt hiệu quả cao hơn, Chính phủ cần có chính sách đặc thù để xây dựng hạ tầng thiết yếu và phát triển nông lâm nghiệp. Với đặc điểm của từng vùng và từng địa phương, cần ưu tiên để thực hiện trước các tiêu chí trên địa bàn thôn, như: đường giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất, trường học, môi trường... Ðồng thời cần có ngân sách hỗ trợ xây dựng trục giao thông xã, thôn bản và liên xóm, xây nhà máy nước và các công trình thủy lợi đầu mối. Ðối với sản xuất nông nghiệp, bảo đảm vốn cho dự án nông nghiệp hàng hóa trọng điểm trong quy hoạch của vùng; tăng đầu tư cho bố trí, sắp xếp dân cư...

Các địa phương miền núi cũng cần rà soát lại quy hoạch sản xuất, xác định rõ cây trồng, vật nuôi thế mạnh để từ đó nhân rộng mô hình, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)