Đối với tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 119)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kiến nghị

4.4.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, có chính sách hỗ trợ để khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư phát triển ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời phối hợp với lãnh đạo các cấp, các ngành chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng cơ chế và có hướng dẫn chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.

- Tiếp tục quan tâm hỗ trợ nguồn lực (kinh phí, vật tư xi măng, thực hiện chủ trương mua trả chậm xi măng, gạch...) để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (nhất là những xã quyết tâm đăng ký về đích sớm hơn so với kế hoạch).

- Đề nghị cần có các chính sách ưu đãi hơn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, là cầu nối giúp cho nông dân

tiếp cận với khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, để nâng cao giá trị kinh tế.

- Hàng năm bố trí ngân sách tỉnh một cách phù hợp (theo lộ trình, kế hoạch của huyện dã được duyệt) để hỗ trợ trực tiếp phát triển, nhân rộng những mô hình kinh tế đang triển khai có hiệu quả cao, để tăng thu nhập cho người dân.

- Chỉ đạo các cấp tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu kế hoạch của Trung ương, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)