Công tác tuyên truyền Bình
quân
Ý nghĩa
Được lãnh đạo Chi cục quan tâm, chú trọng 4.20 Tốt Nội dung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu 3.70 Tốt Phương thức tuyên truyền phù hợp về quy mô, đối tượng 4.10 Tốt Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong quá trình tuyên
truyền
3.80 Tốt
Trung bình 3.95 Tốt
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ việc phân tích các phiếu điều tra của tác giả)
Qua kết quả tổng hợp từ kết quả điều tra, có thể thấy rằng công tác tuyên truyền diễn ra tốt, mức điểm bình quân cao nhất là 4.20 đối với tiêu chí Được lãnh đạo Chi cục quan tâm, chú trọng trong công tác tuyên truyền về phòng chống hàng giả, cao hơn mức điểm bình quân của tiêu chí Nội dung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, đạt mức tốt nhưng chỉ với mức điểm bình quân 3.70. Do một số nơi do kinh phí còn hạn hẹp nên công tác tuyên truyền, vận động chưa triển khai thật sự hiệu quả, đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, chỉ phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua mà không quan tâm đến nội dung, chất lượng hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hơn nữa, Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đội QLTT và coi đó là chỉ tiêu chấm điểm thi đua.
3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ phòng chống hàng giả
Trong thực tế hiện nay, các hoạt động buôn bán, sản xuất hàng giả ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp đồi hỏi người công chức Quản lý thị trường ngày càng phải được đào tạo một cách chính quy, bài bản và được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cán bộ, công chức, nhân viên Quản lý thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả.
Trong giai đoạn 2013-2016 vừa qua, Chi cục QLTT đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức tham gia tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời hàng năm phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Sở Công thương, các doanh nghiệp, các Công ty lớn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng chống hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua một số hình thức, đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Tổ chức hội nghị về hàng giả: Phối hợp với Phòng phòng chống hàng giả của Cục Quản lý thị trường, các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả trên thị trường (Ví dụ: Phối hợp với Công ty Unilever Việt Nam giới thiệu cách nhận biết, phân biệt hàng thật - hàng giả của hãng Unilever Việt Nam cho toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên trong Chi cục như các sản phẩm như bột giặt Omo, sữa tắm Dove, dầu gội đầu Clear, Công ty AJINOMOTO Việt Nam với sản phẩm Mỳ chính AJINOMOTO, công ty CP Rượu Hà Nội với sản phẩm rượu Vodka, công ty TNHH Mặt trời vàng với các sản phẩm bếp ga mang nhãn hiệu Goldsun,…) tổ chức Hội nghị tập huấn các quy định của pháp luật về hàng giả và cách nhận biết hàng giả cho công chức, nhân viên Quản lý thị trường. Đây là hình thức do Chi cục chủ động trong khâu tổ chức nên tập trung được phần lớn công chức, nhân viên tham gia. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các Doanh nghiệp còn hạn chế nên tổ chức không được thường xuyên.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trong công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013)
và Thông tư số: 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công thương Quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.
- Cử công chức, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng tại Hội thảo về hàng giả do Cục Quản lý thị trường tổ chức để học tập về kỹ thuật, cách nhận biệt, phân biệt về hàng giả, cách xử lý giải quyết vấn đề. Những đợt tập huấn này có ý nghĩa thiết thực nhưng do kinh phí còn hạn chế nên số lượng và chất lượng chưa đạt hiệu quả cao.
- Cử công chức, nhân viên đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển, các tỉnh
giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,... Đây là hình thức đào tạo mà Chi cục không chủ động phải phụ thuộc vào đơn vị tổ chức nên thường số lượng cử đi học tập có hạn (thường là cử đại diện) và những kiến thức mới được tiếp nhận phục thuộc nhiều vào khả năng tiếp thu cá nhân của người được cử đi.
- Tự đào tạo thông qua hình thức kèm cặp: Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những Kiểm soát viên có giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hướng dẫn cho những Kiểm soát viên, nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là người mới vào ngành. Đây là hình thức đào tạo dễ thực hiện nên được Chi cục áp dụng thường xuyên, tuy nhiên việc đào tạo đôi khi mang tính kinh nghiệm, lối mòn truyền từ người này sang người khác mà thiếu sự cập nhật hoặc hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người được đào tạo.
Bảng 3.5: Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức QLTT giai đoạn năm 2013 - 2016
ĐVT: người
Năm
Tham gia các buổi hội thảo,
Khóa tập huấn Chi cục tổ chức Cục QLTT UBND tỉnh Các ngành Tập huấn Đoàn học tập 2013 5 0 0 30 8 2014 8 5 10 42 9 2015 15 7 15 45 12 2016 22 17 25 50 18 Tổng 50 29 50 167 47 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính)
Nhìn vào số liệu bảng 3.5 có thể thấy rằng Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là nghiệp vụ chống hàng giả cho cán bộ. Số lượng các đợt tổ chức, tham gia ngày mô ̣t nhiều, nhưng công tác đào tạo vẫn chưa thực sự được như mong muốn. Nguyên nhân là do đa phần sau các đợt đào tạo, bồi dưỡng chưa có sự đánh giá chất lượng sâu sát, nhất là những đợt cử cán bô ̣ tham gia khóa ho ̣c, kể cả những khóa bồi dưỡng có chứng
Trong khi các hình thức đào tạo vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Đào tạo theo hình thức hội nghị số lượng học viên đông, học viên chủ yếu ngồi nghe giảng, ít ghi chép, sự thảo luận và trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cũng thường rất hạn chế nên việc tiếp thu được kiến thức không sâu, không nhiều và chóng quên nhất là học viên cao tuổi. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ đi học tập, nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm thường chỉ tập trung vào một số công chức khá về chuyên môn nghiệp vụ hoặc có tinh thần ham học hỏi nhưng số lượng cử đi học không được nhiều, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền đạt lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người không được cử học cũng ít được chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng một số người đã hiểu biết thì ngày càng hiểu biết và giỏi hơn trong khi phần nhiều còn lại thì ngày càng bị tụt lùi về chuyên môn nghiệp vụ.
Qua đây có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường đã được quan tâm triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng sao cho thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao cho cán bộ công chức Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 3.6. Đánh giá của đối tượng điều tra
Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn Bình quân
Ý nghĩa
Sau các đợt đào tạo bồi dưỡng luôn có đánh giá về kết quả tiếp
thu, học tập 3.00 Khá
Chi cục luôn chính sách hỗ trợ đi học tập nâng cao trình độ 4.20 Tốt Số lượng CBVC được cử đi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ tăng hàng năm 4.50 Tốt
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường được tổ chức thường
xuyên tại Chi cục 3.40 Tốt
Trung bình 3.75 Tốt
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ việc phân tích các phiếu điều tra của tác giả)
Qua số liệu về kết quả đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do phòng Tổ chức - Hành chính cung cấp và qua mức điểm bình quân của các tiêu chí mà tác giả tổng hợp được từ kết quả điểu tra có thể thấy rằng: Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của trình độ đội ngũ cán bộ QLTT
đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả trong bối cảnh ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi trên thị trường. Đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích CBVC học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phối hợp tốt với Cục QLTT, Sở Công thương, các doanh nghiệp tổ chức hoặc cử đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Vì vậy, số lượng các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tăng qua các năm nên tiêu chí Số lượng CBVC được cử đi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng hàng năm đạt mức Tốt với mức điểm 4.50 và tiêu chí Sau các đợt đào tạo bồi dưỡng luôn có đánh giá về kết quả tiếp thu, học tập chỉ đạt mức điểm Khá là 3.00. Điều đó chứng tỏ rằng, sau các đợt tổ chức hoặc cử cán bộ đi tập huấn nâng cao trình độ không có sự đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo nên không nắm được kết quả cũng như tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đối tượng được đào tạo. Các hình thức đào tạo được Chi cục áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ được cử đi chủ yếu ngồi nghe, ít ghi chép, thực tế trao đổi ít, trải nghiệm thực tế ít nên việc tiếp thu kiến thức không sâu, không nhiều. Ngoài ra, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người không được cử đi học ít được chú trọng. Từ đó có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về hàng giả tại Chi cục QLTT đã được triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực hơn, hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới.
3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả
Năm 2013, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 127/TW, Ban chỉ đạo 127/VP. Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch công tác năm, kế hoạch kiểm tra chuyên đề theo từng lĩnh vực, mặt hàng cụ thể và chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
+ Chỉ đạo các Đội QLTT huyện, thành, thị tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong các hoạt động kinh doanh như: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, đường nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả; kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm, thủy sản; việc thu hồi sữa nhiễm khuẩn, thực phẩm, mực khô, hợp đồng theo mẫu,... Đồng thời, kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về giá trong sản xuất, kinh doanh như: Kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết. Kiểm tra về hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
+ Đề nghị Sở Công thương (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 Vĩnh phúc) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số: 1055/QĐ-CT ngày 03/5/2013
thành lập Đội kiểm soát cơ động liên ngành chống buôn bán, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn tỉnh (do QLTT chủ trì). Đồng thời, kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vận chuyển, buôn bán đường nhập lậu; các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phân bón trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ban chỉ đạo 127/VP.
- Thực hiện Văn bản số 7081/BCT-KHCT ngày 9/8/2013 của Bộ Công thương Về việc tăng cường kiểm tra và xử lý việc sử dụng phụ gia không có trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm. Thực hiện Chỉ thị số: 24/CT-BCT ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương V/v thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung, cầu bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014;
- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 Vĩnh Phúc tại Kế hoạch số: 3344/KH-BCĐ ngày 25/6/2013 Kế hoạch cao điểm đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm và các mặt hàng thủy sản nhập lậu; Kế hoạch số: 282/KH-BCĐ ngày 07/8/2013 Về đấu tranh các hành vi buôn bán, vận chuyển mặt hàng đường nhập lậu trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số: 307/KH-BCĐ ngày 22/8/2013 V/v thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chỉ đạo của Cục QLTT tại Văn bản số: 344/QLTT-CHG ngày 13/3/2013 V/v thực hiện đợt cao điểm kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; Văn bản số: 847/QLTT-CBL ngày 04/6/2013 V/v tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu; Văn bản số: 922/QLTT-CHG ngày 17/6/2013 V/v kiểm tra, xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ đối với đồ điện gia dụng nhập khẩu; Văn bản số: 1242/QLTT-KSCLHH ngày 07/8/2013 V/v giám sát việc dừng lưu thông và thu hồi sản phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum và Văn bản số: 1340/QLTT-KSCLHH ngày 15/8/2013 V/v kiểm tra và xử lý vi phạm trong dịp tết Trung thu năm 2013.
+ Xây dựng và ban hành các kế hoạch kiểm tra chuyên đề chỉ đạo các Đội QLTT huyện, thành, thị triển khai thực hiện tại Kế hoạch số: 41/KH-QLTT ngày 11/3/2013 Kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy; Kế hoạch số: 72/KH-QLTT ngày 02/4/2013 Triển khai tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2013; Kế hoạch số: 159/KH-QLTT ngày 19/8/2013 Kiểm tra mặt hàng sách giáo khoa và hàng hóa phục vụ Tết Trung thu năm 2013.
Năm 2014,Chi cục Quản lý thị trường đã tham mưu, xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo trình giám đốc Sở, UBND tỉnh xem xét quyết định ban hành. Xây dựng và ban hành 17 kế hoạch kiểm tra chuyên đề; 21 văn bản chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như:
+ Triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh