Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả của một số

số địa phương trên cả nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong khu vực trung tâm vùng Việt Bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Hàng giả xuất hiện tại địa bàn Thái nguyên chủ yếu là được sản xuất ở địa bàn khác và sản xuất từ nước ngoài đưa vào kinh doanh trên thị trường. Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại nên chưa ngăn chặn được triệt để những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đặc biệt là khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên lực lượng Quản lý thị trường đã thường xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả góp phần tích cực vào việc lành mạnh thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ:

- Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống hàng giả: Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú kéo theo sự phát triển của nạn buôn bán hàng lậu, hàng giả, trong nhiều năm qua, UBND tỉnh Thái Nguyên trong quan điểm, chỉ đạo luôn quan tâm đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong đó công tác đấu tranh chống hàng giả là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài. Với quan điểm đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo chính quyền các địa phương, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127) các cấp luôn bám sát sự chỉ đạo Trung ương, nắm chắc tình hình địa bàn, chủ động khắc phục khó khăn và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyền truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh đi đôi với việc tăng cường công tác phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt tập trung cao điểm vào các dịp Lễ, Tết hay khi Tỉnh diễn ra các sự kiện lớn.

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên, trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trường đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn; đồng thời phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua mốt số hình thức chủ yếu sau: hội nghị, hội thảo, tự bồi dưỡng thông qua hình thức kèm cặp.

- Công tác điều tra nắm bắt thông tin, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả đã được triển khai thường xuyên, nhiều vụ việc vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện; góp phần tích cực vào việc nâng cao tính răn đe, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người kinh doanh và toàn xã hội, giữ vững ổn định thị trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

- Biên chế công chức Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây đã được quan tâm, xem xét bổ sung tăng cường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cũng như phối hợp trong quá trình tổ chức kiểm tra, kiếm soát và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; phần lớn các doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác chống hàng giả và chủ động bảo vệ sản phẩm của mình hơn những năm trước và việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết cách phân biệt hàng

1.2.1.2. Kinh Nghiệm của tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.Trong những năm qua, Chi cục QLTT tỉnh Yên Bái thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương như: công an, thuế, kiểm lâm, y tế, đạt được thành tựu đáng khích lệ, thể hiện qua những kinh nghiệm như sau:

- Thường xuyên bám sát vào sự chỉ đạo của Chi cục, các cấp ủy Đảng và chính

quyền địa phương. Đó là nhân tố rất quan trọng hàng đầu trong việc định hướng các kế hoạch phòng chống buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Đây vừa là sự chỉ đạo cũng vừa là một kênh thông tin quan trọng về tình hình buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng nói chung trên địa bàn cũng như toàn tỉnh.

- Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ, công chức. Do những quy định về trình tự thủ tục xử lý hàng hoá giả mạo, hàng xâm phạm bản quyền khá phức tạp, không ít cán bộ thực thi đã gặp phải lúng túng khi tham mưu, xử lý các vi phạm. Việc giám định sở hữu trí tuệ có quá nhiều công đoạn, thủ tục, gây mất nhiều thời gian. Việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức là rất cần thiết, đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong xử lý vi phạm.

- Làm tốt công tác điều tra, trinh sát, nhân mối, mua tin. Có thể nói, trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng thì khâu trinh sát, nhân mối, mua tin, nắm bắt đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng đòi hỏi cán bộ phải có nhiều nguồn thông tin đa chiều, nắm chắc được các quy luật, hành vi thủ đoạn của các đối tượng để từ đó đấu tranh, khai thác thông tin của các đối tượng củng cố chứng cứ làm căn cứ xử lý vi phạm.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng và chủ thể quyền.

tham gia của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp có hàng hóa bị xâm phạm là rất cần thiết, sự hợp tác tạo nên sức mạnh tổng hợp để đấu tranh với các đối tượng này. Quá trình đấu tranh xử lý các vụ việc có những đơn vị đã phối hợp rất tốt với cơ quan chức năng, song bên cạnh đó cũng không ít các đơn vị, cá nhân ngại va chạm, sợ ảnh hưởng liên luỵ, không cung cấp cho lực lượng thực thi các thông tin về hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng nên ít nhiều cũng làm giảm hiệu quả công tác này.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhà sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Bên cạnh việc kiểm tra và xử lý vi phạm cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng cho thương nhân và người tiêu dùng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các gian hàng triển lãm hàng - thật hàng giả giúp cho mọi người có thể nhận biết để tránh mua phải các loại hàng hoá không đảm bảo chất lượng, hàng giả... ảnh hưởng đến sức khỏe, môi sinh, môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)