Phân tích các yếu tố tác động thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 104 - 107)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố tác động thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục

cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

(1). Hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa giao thương hàng hóa ,tình hình thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều thuận lợi trong việc phân phối và lưu thông hàng hóa, thị trường ổn định, hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá cả ổn định không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi xảy ra bão, lụt tại các tỉnh Miền Trung, hạn hán tại các tỉnh Miền Nam và trong các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị, văn hóa, giáo dục, thể thao diễn ra trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các tỉnh và nước ngoài, cung ứng hàng hóa, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Tuy nhiên, cạnh tranh thương mại diễn ra ngày càng gay gắt trên cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Hàng hóa ngày càng nhiều trên thị trường trong khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tạo sức ép cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt mang tính sống còn. Trong bối cảnh đó dễ tạo cơ hội nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá nên hàng giả được sản xuất và buôn bán trên địa bàn là tất yếu. Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu nhìn chung vẫn tiếp diễn trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Các đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu từ Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn về Vĩnh Phúc, thường chia nhỏ hàng hoá để vận chuyển; sử dụng hoá đơn chứng từ thu gom hàng của cư dân biên giới; quay vòng hóa đơn, chứng từ nên rất khó khăn trong công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh. Hàng hóa vi phạm chủ yếu phát hiện trong năm qua là đồ gia dụng, quần áo may sẵn, nước ngọt, thuốc lá, đường, mỹ phẩm, linh kiện điện thoại, bánh kẹo, đồ chơi… Ngoài ra, còn vi phạm trong hoạt động kinh doanh

hàng hóa nhập khẩu như kinh doanh hàng hóa do nước ngoài sản xuất có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, sử dụng hóa đơn kê khai giá trị rất thấp so với giá trị thực tế của hàng hóa trên thị trường.

(2). Năng lực của người quản lý

Với vai trò chỉ đạo trực tiếp về công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục QLTT đã chủ động tham mưu tích cực trong chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Nắm bắt được tình hình, đa số hàng giả trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc-một nước lân cận, cán bộ QLTT đã chú trọng đến kế hoạch triển khai trong thực tế, chú trọng địa điểm thường hay vận chuyển và lưu trữ hàng giả, cá nhân và tổ chức trong phạm vi kiểm soát. Đồng thời ban hành các văn bản tăng cường sự kiểm tra, giám sát trên địa bàn, triển khai các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên.

Thực hiện quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập đoàn chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tại Vĩnh Phúc, lực lượng QLTT vẫn tích cực tham gia với vai trò đầu mối trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại ở thị trường nội địa và Tổ trưởng tổ kiếm tra liên ngành trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng nỗ lực đó thì có thể thấy công tác kiểm soát nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan và chống buôn lậu chưa đủ sức ngăn chặn được nguồn hàng giả từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Vĩnh Phúc. Nhìn chung, công tác QLNN chưa đáp ứng yên cầu, cồn bất cập về quy định, chế tài của nhà nước chưa phù hợp với thực tiễn, chưa hoàn thiện. Nghiệp vụ trình độ chuyên môn còn hạn chế. Cơ sở thiết bị, phương tiện, thông tin còn thiếu và yếu. Công tác tuyên truyền chưa tốt, người dân thiếu thông tin hàng hóa nhất là người dân sống tại vùng sâu, vùng xa co thu nhập thấp gây nhiều ảnh hưởng đến công tác chống hàng giả trên địa bàn tỉnh…

(3). Sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tại địa bàn Vĩnh Phúc vào cuộc đồng hành cùng lực lượng chức năng đấu tranh phòng, chống hàng giả rất hạn chế. Một phần vì hàng hóa sản xuất ra tại địa bàn năng lực cạnh tranh chưa cao, thị phần hạn chế nên ít bị làm giả.

Các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng hay bị làm giả thì đa phần cũng có thái độ thờ ơ “kiến giả nhất phận”, không mấy quan tâm sốt sắng đến công tác phối hợp phòng, chống hàng giả vì họ chưa nhìn thấy lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.

Do chính sự hiểu biết và quan tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với quyền sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ nên khi hàng hóa mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu của mình. Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện so với những hàng chuẩn của doanh nghiệp do công nghệ ngày càng tiên tiến nên rất khó phát hiện giữa hàng giả và hàng thật gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ và phát huy thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường. Các doanh nghiệp trên địa bàn đồng hành vào cuộc cùng các cơ quan chức năng phòng chống hàng giả còn rất hạn chế, chưa thấy được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.

Một số các doanh nghiệp cũng đã tự trang bị cho mình những cách thức chủ động chống hàng giả như dán tem chống giả hologram, tem bảy màu công nghệ 3D, phiếu bảo hành có số serries nhảy, đóng dấu mộc, thường xuyên thay đổi mẫu mã, đánh dấu ký hiệu riêng… tạo điều kiện rất tốt để cơ quan chức năng phân biệt hàng giả một cách nhanh chóng.

(4). Ý thức của người tiêu dùng

Nhận thức của người tiêu dùng Vĩnh Phúc về nguy hại to lớn tiềm ẩn của hàng giả chưa được rõ rệt nên không tạo được làn sóng đấu tranh bài trừ hàng giả rộng rãi trong nhân dân. Bên cạnh đó, có những nơi công tác tuyên truyền, giáo dục về đấu tranh chống sản xuất buôn bán, hàng giả hiệu quả chưa cao, người tiêu dùng chưa tiếp cận được với các thông tin hướng dẫn phân biệt hàng giả bị lừa dối dẫn đến vô tình tiếp tay tiêu thụ hàng giả làm cho vấn nạn này ngày càng phức tạp.

Thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân Vĩnh Phúc cũng vẫn không tránh khỏi trào lưu sính hàng ngoại và hàng hóa mang những thương hiệu nổi tiếng trong khi thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu hàng chính hãng nên vô tình tiếp tay cho các đối tượng bán hàng giả, hình thức đẹp mắt, giá cả rẻ do chất lượng kém, nhưng được nhiều khách hàng mua và sử dụng. Dẫn đến tiêu thụ hàng giả nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu một cách công khai trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)