Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

(1). Chỉ tiêu về cơ cấu lao động

Chỉ tiêu này được đánh giá theo các tiêu chí như: giới tính, độ tuổi, trình độ của cán bộ viên chức và người lao động tại Chi cục qua 4 năm từ 2013-2016, từ số liệu thực tế đó, đánh giá về ưu nhược điểm của các lứa tuổi, giới tính mang lại khi thực hiện công tác được giao, đánh giá trình độ để thấy được mức đạt về trình độ của cán bộ tại Chi cục. Từ đó, có cơ sở rút ra thành công, hạn chế trong công tác tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

(2). Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn

Sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự phân bổ, điều phối cán bộ của các đội QLTT thuộc Chi cục QLTT trên địa bàn tỉnh tại các địa bàn có đảm bảo được sự phù hợp giữa số lượng và địa bàn công tác, phân tích đánh giá sự phân bổ đó có tác động như thế nào đến kết quả đấu tranh phòng chống hàng giả, từ đó có hướng điều động, luân chuyển và đào tạo bổ sung nhân lực hợp lý trong tương lai.

(3). Danh mục số lượng và chủng loại hàng giả bị vi phạm

Chỉ tiêu phản ánh danh mục số lượng và chủng loại hàng giả bị tịch thu của các đối tượng gian lận thương mại trên địa bàn trong giai đoạn 2013-2016, mô tả và so sánh đối chiếu qua các năm về sự tăng giảm của từng nhóm mặt hàng, mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ? loại nào ít nhất? từ đó có phương hướng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Đánh giá mức độ vi phạm và sự tăng hay giảm của từng chủng loại qua từng năm, từ đó đưa ra kết luận về thực trạng, thấy rõ được những thành công, hạn chế và rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả hơn nữa.

(4). Chỉ tiêu phân bổ xử lý về hàng giả cho các huyện, thành phố

Từ kết quả xử lý vi phạm về hàng giả qua các năm làm căn cứ xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu vào những năm tiếp theo cho địa bàn huyện, thành phố. Nhằm vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc vừa tạo động lực thi đua phấn hoàn thành tốt nhiệm vụ của lãnh đạo cũng như nhân viên của Chi cục.

(5).Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo loại hình hàng giả

Phản ánh tổng số vụ vi phạm và số tiền nộp vi phạm hành chính của các vụ xử lý gian lận thương mại theo từng năm để nắm bắt được tình hình phát triển của hàng giả trên địa bàn tỉnh. Phân tích, đánh giá được thực tế về vấn nạn hàng giả trên các địa bàn cũng như đánh giá được hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả của các cán bộ Chi cục QLTT, rút ra bài học kinh nghiệm cũng như xây dựng kế hoạch, phương hướng trong thời gian tới.

Số vụ điều tra, buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích tuyên truyền, thấy được tác hại cũng như trách nhiệm bị xử lý khi buôn bán hàng giả cũng như cảnh báo cho người tiêu dùng nhận thức, nhận biết tốt hơn về hàng giả ngoài thị trường.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH

PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha; Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C- 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.054.492 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49,18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 10,6%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 3 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04

trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2011- 2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

Tài nguyên nước: Gồm nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm.

Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2015: Tổng diện tích 123.513 ha; Đất nông nghiệp 92.920 ha chiếm 75,23%; Đất phi nông nghiệp 29.311 ha chiếm 23,73%; Đất chưa sử dụng 1.282 ha chiếm 1,04%.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,12 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 14,12 nghìn ha, rừng phòng hộ là 2,95 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,05 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc

ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc.

3.1.2.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Với những đặc điểm về điều kiện về kinh tế - xã hội đã tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường hàng hóa cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh như vị trí nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa vào, ra trên địa bàn tỉnh và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cơ sở quan trọng cung cấp nguồn nguyên vật liệu và các lợi thế khác để sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa phát triển thương mại… Tình hình thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung ổn định. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá cả ổn định không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi xảy ra bão, lụt, hạn hán và trong các

dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị, văn hóa, giáo dục, thể thao diễn ra trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động trong hoạt động cung ứng hàng hóa, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hàng hóa trong nước sản xuất, đang dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, những điều kiện đó cũng mang lại không ít khó khăn thách thức đó là sự phát triển của nạn hàng giả do nằm liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân và cùng với sự phát triển kinh tế, phát triển thương mại của tỉnh Vĩnh Phúc thì thị trường kinh doanh càng trở nên sôi động, vì mục tiêu lợi nhuận nên phát sinh nhiều đối tượng gian lận thương mại. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý thích hàng giá rẻ của người tiêu dùng các đối tượng làm ăn phi pháp đã và đang tìm mọi phương thức, thủ đoạn để đưa hàng giả vào thị trường Vĩnh Phúc tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính.

Với lợi thế giao lưu trao đổi hàng hóa dễ dàng với Trung Quốc và các tỉnh khác lân cận nên hàng giả lưu thông trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là hàng giả được sản xuất từ địa bàn lân cận và hàng giả được sản xuất từ nước ngoài đưa vào tiêu thụ. Hàng giả do nước ngoài sản xuất qua đường nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc thẩm lậu qua biên giới từ các nước láng giềng có chung biên giới với nước ta, thường được tập trung ở những khu vực chợ đầu mối chuyên doanh tại các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, sau đó được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt về địa bàn đầu mối giao thông là thành phố Hà Nội, và từ đó hàng giả được phát luồng đi các tỉnh sâu trong nội địa để tiêu thụ.

Hàng giả, hàng nhái được sản xuất tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhưng số lượng ít. Hàng giả, hàng nhái được sản xuất tại các làng nghề truyền thống sản xuất những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng nhiều như đồ gia dụng, giấy, bánh kẹo và những đồ lượng thực thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người dân nơi đây. Do mục tiêu lợi nhuận trước mắt và cũng có cả hạn chế của chính người sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

3.2. Khái quát chung về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Vị trí, chức năng

Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Sở Công thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất - buôn bán hàng giả; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại và công nghiệp trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.

Chi cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Công thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương.

3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Quản lý thị trường, các Phòng chuyên môn và các Đội Quản lý thị trường thực hiện theo Nghị định số: 10/CP ngày 23/01/1995 và Nghị định số: 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP Về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)