Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng như Chi cục QLTT luôn coi trọng công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách và chỉ đạo thực thi pháp luật chống sản xuất và buôn bán hàng giả phù hợp với tình hình mới của địa phương. Trong thời gian qua, với sự nhất quán chỉ đạo và đồng thuận trong quan điểm, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo các ban ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, phòng chống hàng giả đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận góp phần xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ ngày càng hiệu quả hơn lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp và của người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, mà công tác đấu tranh chống hàng giả hiện nay còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả tại địa bàn và nghiên cứu kinh nghiệm của lực lượng QLTT các tỉnh lân cận có cùng đặc thù, có thể đúc rút bài học kinh nghiệm sau:

- Một là: Phải bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa

hàng giả. Luôn quan tâm chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả và tác hại của hàng giả. Ở nơi nào, Đảng, chính quyền ưu tiên quan tâm đến công tác này thì ở đó tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế rất nhiều.

- Hai là: Sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ, Chính quyền các cấp; sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là yếu tố rất quan trọng. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, chú trọng đến công tác phối hợp với các doanh nghiệp trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng giả. Tổ chức Hội nghị doanh nghiệp với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các ngành hàng khác nhau. Các Hội nghị này nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, chủ động áp dụng biện pháp dán tem chống hàng giả, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật nhằm phối hợp khi cần thiết

- Ba là: Tổ chức tốt gian trưng bày đối chứng hàng thật - hàng giả tại các Chợ, Trung tâm thương mại, tham gia triển lãm hàng thật - hàng giả tại các Hội chợ để nhân dân nhận biết được dấu hiệu, khi mua hàng sẽ có ý thức cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả. Nếu nhân dân được trang bị tốt kiến thức thì sẽ trở thành những “Người tiêu dùng thông thái” và nếu ai cũng được trang bị kiến thức đầy đủ về hàng giả, hàng kém chất lượng thì chúng sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng.

- Bốn là: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải coi trọng công tác chống hàng giả, tự tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình, triệt tiêu ý đồ làm giả của gian thương. Mặt khác, thường xuyên cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp sản phẩm bị làm giả, làm nhái. Bởi vì, chính doanh nghiệp sản xuất và hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của họ sâu sát thị trường nhất, tiếp cận và phát hiện hàng giả, hàng nhái nhanh nhất.

- Năm là: Hàng giả phải bị triệt từ gốc, nghĩa là phải tìm ra nơi sản xuất, chế biến và luồng phân phối hàng giả để xử lý thì hiệu quả mới cao. Vì vậy khi nhận được nguồn tin do doanh nghiệp và quần chúng cung cấp, xét thấy có yếu tố đường

dây, ổ nhóm, quy mô lớn thì lên huy động lực lượng, xây dựng kế hoạch phối hợp điều tra, xác minh, lập chuyên án kiểm tra xử lý dứt điểm tận gốc, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, “đánh trống bỏ dùi”.

- Sáu là: Tổ chức các chương trình truyền hình thực tế tìm hiểu pháp luật về hàng giả, hàng vi phạm về SHTT để các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể và nhân dân tham gia, xã hội hóa công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Cần có các giải pháp nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các quy định về hàng giả, về sở hữu trí tuệ, về tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường sự hiểu biết pháp luật và tạo thói quen cho người tiêu dùng mua hàng thật là một nét văn hóa khi mua sắm.

- Bảy là: Nâng cao nhận thức cũng như vai trò quan trọng của công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, tật sự có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt sản xuất buôn bán và cũng như sức khỏe, tính mạng con người. Đồng thời, y thức của con người về đấu tranh hàng giả nâng cao sẽ hạn chế tình trạng này và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại thị trường Vĩnh Phúc.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Sản xuất, buôn bán hàng giả có tác động thế nào đến các lĩnh vực của xã hội? Xu hướng phát triển của nạn hàng giả trong thời điểm hiện nay?

Thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc?

Những hạn chế, khó khăn, tồn tại của công tác đấu tranh chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc?

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần làm gì để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin được thu thập để đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được lấy từ nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

* Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập từ các văn bản quy pháp pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả như: Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2013/NĐ-CP,… và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm tra xử lý hàng giả.

Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc và các báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2016.

Các tài liệu sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, các thông tin bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo.

* Thu thập số liệu sơ cấp:

Được thu thập từ điều tra thực tế tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc - Địa điểm điều tra: tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc

- Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý và nhiên viên của Chi cục

- Phương pháp điều tra tổng thể: Điều tra tổng thể 68 cán bộ quản lý và nhân viên của Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đảm bảo độ chính xác cao trong điều tra, tác giả điều tra tổng thể số cán bộ điều tra là 68 người. Số lượng điều tra được phân tổ điều tra như sau: cán bộ công chức: 39 người; lao động hợp đồng: 29 người.

- Nội dung điều tra: về công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thực tế tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác phòng chống và những khó khăn, thuận lợi và ý kiến cá nhân về các giải pháp khắc phục khó khăn và ngăn chặn các hành vi gian lận trong sản xuất và buôn bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Cách thức điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưa theo những nội dung trên và phát phiếu điều tra cho 68 đối tượng điều tra, sau đó tổng hợp các ý kiến trả lời theo từng đối tượng cán bộ quản lý, nhân viên và theo mức được xây dựng trong bảng hỏi.

Các biến số được ghi điểm theo 5 mức Likert như sau:

Bảng 2.1. Bảng ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Khoảng Ý nghĩa 4.20 - 5.00 Rất tốt 3.40 - 4.19 Tốt 2.60 - 3.39 Khá 1.80 - 2.59 Trung bình 1.00 - 1.79 Kém 2.2.2. Phương pháp Tổng hợp số liệu

Tất cả số liệu thu thập được sẽ được phân loại tài liệu, chia tổ liên kết các yếu tố thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả; cơ cấu lao động theo giới tính - trình độ - độ tuổi; số lượng công chức QLTT tại các đơn vị; chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả; kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị, theo loại hình vi phạm; danh mục hàng giả đã tịch thu trong 4 năm từ năm 2013-2016.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những nhận định chính xác nhất về thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013 đến năm 2016.

Luận văn sử dụng phần mềm Excel làm công cụ tổng hợp. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp và sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với thông tin là số liệu thì được lập trên bảng biểu và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xu hướng tăng giảm trên của hiện tượng trên cơ sở số liệu đã thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu. Từ đó xác định cụ thể được mức độ các hiện tượng, xu hướng cũng như tính chất, từ đó rút ra kết luận khoa học về hiện tượng nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và thực trạng công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua các nội dung, chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua việc sử dụng các mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cách thức tiến hành, kết quả tiến hành và xử lý về hành vi gian lận hàng giả.

* Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này đối chiếu các hiện tượng, định lượng các nội dung có tính chất, đặc điểm tương tự nhau: loại hàng giả cùng chủng loại, số lần giữa các năm, số phần trăm tăng giảm hay đội ngũ cán bộ quản lý thị trường phân bổ khác nhau, số vụ xử lý có tính chất tương tự qua các năm…So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: so sánh giữa hiện thực với kế hoạch, so sánh giữa các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng khác biệt.

* Phương pháp đánh giá

Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để làm rõ vấn đề những yếu tố đó đã tác động đã làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

* Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo tiên đoán những việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai.

Từ kết quả trong luận văn tiến hành dự báo tính toán các chỉ tiêu tăng giảm tuyệt đối, tương đối qua các năm, đưa ra những nhận xét, đánh giá và dự báo định hướng về thực trạng công tác chống hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

*Phương phá p chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và sử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của Quản lý thị trường. Họ thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình và giải quyết vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong luận văn là kinh nghiệm công tác lâu năm của các cán bộ lão thành lực lượng Quản lý thị trường với kinh nghiệm

chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua nhiều năm công tác từ ngày mới thành lập ngành QLTT tại Vĩnh Phúc.

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

(1). Chỉ tiêu về cơ cấu lao động

Chỉ tiêu này được đánh giá theo các tiêu chí như: giới tính, độ tuổi, trình độ của cán bộ viên chức và người lao động tại Chi cục qua 4 năm từ 2013-2016, từ số liệu thực tế đó, đánh giá về ưu nhược điểm của các lứa tuổi, giới tính mang lại khi thực hiện công tác được giao, đánh giá trình độ để thấy được mức đạt về trình độ của cán bộ tại Chi cục. Từ đó, có cơ sở rút ra thành công, hạn chế trong công tác tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

(2). Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn

Sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự phân bổ, điều phối cán bộ của các đội QLTT thuộc Chi cục QLTT trên địa bàn tỉnh tại các địa bàn có đảm bảo được sự phù hợp giữa số lượng và địa bàn công tác, phân tích đánh giá sự phân bổ đó có tác động như thế nào đến kết quả đấu tranh phòng chống hàng giả, từ đó có hướng điều động, luân chuyển và đào tạo bổ sung nhân lực hợp lý trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)