Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại ch
chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.1. Thành công
-Trongnhững năm qua Chi cục Quản lý thị trường luôn cố gắng hoàn thành các chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường đã đề ra, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được UBND tỉnh và Giám đốc Sở Công thương giao. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại trên thị trường.
- Công tác quản lý địa bàn được triển khai thực hiện, qua đó đã tham mưu, đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh các kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 Vĩnh Phúc trước đây và Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc hiện nay.
- Việc phối hợp giữa lực lượng Quản lý thị trường với các cơ quan chức năng có liên quan luôn kịp thời, đồng bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Các hành vi vi phạm trong hoạt động Thương mại, Công nghiệp được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đã hạn chế, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển, buôn bán công khai hàng giả, hàng cấm trên địa bàn tỉnh.
- Tập thể cán bộ, công chức, nhân viên toàn Chi cục đoàn kết nội bộ. Luôn cố gắng hoàn thành các chương trình công tác và kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường đã đề ra, bám sát thực tiễn tình hình diễn biến thị trường để có các chỉ đạo kịp thời, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được UBND tỉnh và Giám đốc Sở Công thương giao. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại trên thị trường.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan. Nhiều vụ việc về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng giả, trên thị trường đã được các lực lượng có chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, thu giữ một khối lượng lớn hàng hóa vi phạm để tiêu hủy, ngăn chặn kịp thời những
sản phẩm kém chất lượng đó tới tay người tiêu dùng. Nhìn chung hàng giả, hàng kém chất lượng tuy vẫn còn phổ biến ở một số nơi nhưng cũng đã được kiểm soát, ngăn chặn. Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các lực lượng thanh tra, kiểm tra về chất lượng hàng hóa có hiệu quả hơn.
Những kết quả bước đầu trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý hàng giả lưu thông trên thị trường trong thời gian qua là rất quan trọng, có tính khởi động, tạo tiền đề cho công tác này được đẩy mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.
3.4.2. Hạn chế
Hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như sau:
- Tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng có chiều hướng gia tăng, tiếp tục gây bức xúc trong dư luận, một số hành vi gian lận thương mại chưa ngăn chặn hiệu quả. Đặc biệt các đường dây ổ nhóm buôn lậu, sản xuất hàng giả quy mô lớn chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Quản lý thị trường mới chỉ thực hiện được trên khâu lưu thông, chưa có chiều sâu nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, chưa phát hiện được các đối tượng cầm đầu các đường dây, tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng nhập lậu.
- Quản lý thị trường là lực lượng kiểm tra, xử lý tổng hợp, phạm vi, tính chất hoạt động tương đối rộng, trên nhiều lĩnh vực nhưng đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục hiện nay rất thiếu về số lượng (bình quân không đủ 03 kiểm soát viên/đội)
và chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu, cũng như được đào tạo chuyên ngành. - Công tác quản lý địa bàn, phối hợp phổ biến tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho các hộ kinh doanh thực hiện chưa thường xuyên.
- Công tác tổ chức thông tin, nắm bắt tình hình kịp thời để dự báo phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn yếu và lúng túng. Vì vậy, chưa có giải pháp ngăn chặn trước và thường để vụ việc xảy ra rồi mới bị động đối phó.
- Chưa thực hiện được nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công thương theo Luật Thanh tra năm 2010.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
a) Điều kiện vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh giáp với Hà Nội có các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường thủy nối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra càng sôi động nhưng mặt trái ở đây thể hiện là điều kiện thuận lợi để gia tăng hàng nhập lậu, hàng giả xâm nhập vào thị trường.
b) Điều kiện xã hội: Tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa cao, dẫn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở các vùng nông thôn ngày càng tăng nên nhiều người dân buộc phải tham gia vào việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả để duy trì cuộc sống hàng ngày.
c) Điều kiện kinh tế: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại, dịch vụ trong nước đã có sự phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Tỉnh tăng bình quân 22,1%. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, lưu thông hàng hóa ngày càng thuận lợi, hàng hóa xuất nhập khẩu đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng. Nhưng bên cạnh đó cũng là điều kiện thuận lợi để các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng phát triển.
- Hàng hóa sản xuất trong nước tuy đã có sự tăng trưởng cao nhưng nhiều chủng loại hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại có mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp, cùng với tâm lý “ưa
dùng hàng ngoại” đã kích thích tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
- Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, giá cả trong nước thời gian qua liên tục biến động phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu hàng hóa và cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a) Về cơ chế chính sách
Hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lân thương mại chưa hoàn thiện nhiều lĩnh vực còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật đã không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi nên dẫn đến bị các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả lợi dụng để hợp thức hóa hoạt động buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật. Một số văn bản khác thì quy định các mức xử phạt hành chính còn quá nhẹ so với mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoer, sinh hoạt của người dân.
b) Về tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy chưa đạt hiệu quả cao trong khi hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các gian lận thương mại khác diễn biến ngày càng phức tạp cả về tính chất, lẫn quy mô, thủ đoạn rất tinh vi có sự móc nối liên kết với phạm vi rộng không những địa bàn trong tỉnh mà còn cả nước. Nhưng hiện nay hoạt động động của Đội Quản lý thị trường số 10 (thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn toàn tỉnh) đang bị dàn trải, phân tán do phải kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, nên kết quả công tác rất hạn chế.
c) Về biên chế và chất lượng cán bộ, công chức
Do số lượng nhân lực ít nhưng theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh và Ủy ban nhân các huyện, thành phố, thị xã. Chi cục Quản lý thị trường đồng thời phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: Công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, thú y, bảo vệ thực vật, chất lượng nông
lâm thủy sản, văn hóa, lĩnh vực giá thường trực Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc…Bên cạnh đó, cán bộ công chức của Chi cục Quản lý thị trường hiện nay phần lớn là chuyển từ các ngành khác sang không được đào tạo cơ bản nên trình độ chuyên môn và tuổi đã cao nên kỹ năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm rất hạn chế.
d) Chế độ chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường:
- Hoạt động của công chức Quản lý thị trường có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm do đối tượng quản lý lớn, đa dạng, phức tạp; địa bàn hoạt động rộng, tính cơ động cao, môi trường làm việc phần lớn là ngoài trời, thời gian làm việc thường không theo giờ hành chính, có khi cả ngày nghỉ, ngày lễ và phải đối mặt trực tiếp với các đối tượng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ngoài lương và phụ cấp ưu đãi nghề, công chức Quản lý thị trường không được có cơ chế khuyến khích hoạt động.
- Trang thiết bị và kinh phí hoạt động: Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường hầu như không có gì. Ngoài Đội Quản lý thị trường số 10 được trang bị 01 ô tô 07 chỗ, các Đội còn lại công chức Quản lý thị trường phải sử dụng phương tiện xe máy cá nhân khi thực thi công vụ. Trong khi đó trang thiết bị, phương tiện của các đối tượng buôn lậu là rất hiện đại do vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của Chi cục Quản lý thị trường. Hiện nay theo qui định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 nguồn thu do xử phạt vi phạm hành chính không được trích trừ chi phí giải quyết vụ việc mà phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước nên kinh phí hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường là hết sức khó khăn.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cho công chức Quản lý thị trường: Trong thời gian qua, Chi cục Quản lý thị trường đã cố gắng cử cán bộ, công chức tham dự các lớp bồi dưỡng tiền công vụ Quản lý thị trường để hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Quản lý thị trường và các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng lấy mẫu kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay công chức của Chi cục Quản lý thị trương chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh ta chuyên ngành thương mại và
các lĩnh vực: Đo lường chất lượng hàng hóa, Y dược, Thú y… Do vậy, hạn chế rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý thị trường.
- Do hiện nay các đối tượng sản xuất hàng giả sử dụng công nghệ hiện đại nên hình thức và chất lượng của hàng giả gần như tương đương với hàng thật không thể nhận biết bằng cảm quan. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sở hữu các nhãn hiệu hàng hóa chưa chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất là trong việc cung cấp thông tin, phân biệt hàng thật, hàng giả, giám định, kiểm nghiệm…
- Năng lực giám định, kiểm nghiệm của các tổ chức giám định còn nhiều hạn chế; chi phí cao, thời gian kéo dài trong khi pháp luật quy định rất chặt chẽ về thời hạn xử lý vụ việc kinh phí của các cơ quan chức năng rất hạn hẹp.
Chương 4
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC 4.1. Dự báo sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và mở cửa hội nhập, chúng ta đang tích cực hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ cơ hội để thực hiện mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua nghiên cứu phân tích các số liệu thống kê vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm trở lại đây và căn cứ vào tình hình thị trường hàng hóa chúng ta có thể dự báo xu hướng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới như sau:
- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi hơn, gây tác hại trên nhiều mặt đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đến tính mạng, sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng, đến lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý nhà nước, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến với quan hệ thương mại với các nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Đối tượng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các đối tượng trong nước sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nước ngoài ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau là những nơi có hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nổi tiếng tham gia. Trong những năm tới các đối tượng làm hàng giả, buôn bán hàng giả ở nước ta sẽ chịu sự tấn công mạnh mẽ và quyết liệt hơn của những lực lượng chuyên trách cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu cho các đối tượng này là phải thực hiện hành vi một cách nhanh chóng, khẩn trương, kín đáo đồng thời cũng phải chống trả bằng mọi khả năng để bảo vệ hàng, tẩu tán hàng khi bị phát hiện. Để thực hiện yêu cầu này chúng liên kết lại với nhau và hoạt động
sẽ có tổ chức và nhiều hình thức thủ đoạn tinh vi hơn. Xu hướng của những đối tượng làm hàng giả là có trình độ văn hoá cao, có hiểu biết pháp luật, có khả năng và kinh nghiệm để tìm ra và lợi dụng những kẽ hở của pháp luật của cơ chế quản lý, có vốn lớn, có quan hệ xã hội rộng để sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của tổ chức thương mại thế giới WTO nước ta sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh