Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 64)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khái quát chung về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.3. Cơ cấu tổ chức

Ngày 20 tháng 01 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục quản lý thị trường

Ghi chú:

: Quan hệ chỉ huy; : Quan hệ phối hợp

* Lãnh đạo Chi cục gồm: Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục Trưởng;

Hiện Chi cục Quản lý thị trường có Chi cục trưởng đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công Thương và 02 Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác.

* Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: + Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp; Phó chi cục trưởng Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Phòng nghiệp vụ tổng hợp Đội 1 Độ i 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Đội 5 Đội 6 Đội 7 Đội 8 Đội 9 Phòng Thanh tra pháp chế Đội 10 Đội 11

+ Phòng Thanh tra - Pháp chế; + Phòng Tổ chức - Hành chính.

- Chi Cục trưởng: Chi cục Quản lý thị trường đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công thương, do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương: Thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của chi cục theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và pháp luật về quản lý hoạt động của chi cục.

- Phó Chi cục Trưởng (02 đ/c): Do Giám đốc Sở Công thương bổ nhiệm theo đề nghị của Chi cục trưởng. Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trong các Phó Chi cục Trưởng có 1 Phó Chi cục Trưởng thường trực được Chi cục Trưởng uỷ quyền điều hành hoạt động của Chi cục.

- Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục, đến nay tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường gồm có 3 phòng chức năng tham mưu và 9 Đội Quản lý thị trường (Đội QLTT) làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn 7 huyện, 01 thành phố thuộc tỉnh, gồm:

a) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - Hành chính

Tham mưu giúp Chi cục trưởng về công tác tổ chức cán bộ, quản lý công chức, đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức trong Chi cục, phòng chống tham nhũng và các công việc khác do Chi cục trưởng phân công

b) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp

Tham mưu giúp Chi cục trưởng trong công tác tổng hợp báo cáo, công tác quản lý thị trường, quản lý hồ sơ, ấn chỉ của Quản lý thị trường, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuyên truyền phổ biến pháp luật về thực hiện phối hợp liên ngành; thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc và các công việc khác do Chi cục trưởng phân công.

c) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra - Pháp chế

Tham mưu giúp Chi cục trưởng về công tác Pháp chế, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, giám sát nội bộ và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các công việc khác do Chi cục trưởng phân công.

d) Có 11 Đội Quản lý thị trường, trong đó: 9 Đội Quản lý thị trường theo thứ tự từ 1-9 thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và 02 Đội Quản lý thị trường có tên gọi theo nhiệm vụ chuyên môn là:

* Đội Quản lý thị trường chuyên ngành hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh - Đội Quản lý thị trường số 10A - (Đội Chống sản xuất buôn bán hàng giả); - Đội Quản lý thị trường số 10B - (Đội Chống buôn lậu và gian lận thương mại). Trụ sở làm việc của 02 Đội Quản lý thị trường chuyên ngành đặt tại trụ sở của Chi cục Quản lý thị trường.

* Có 09 đội Quản lý thị trường hoạt động theo địa bàn các huyện, thành phố, thị xã:

- Đội Quản lý thị trường số 1 phụ trách địa bàn Thành phố Vĩnh Yên; - Đội Quản lý thị trường số 2 phụ trách địa bàn huyện Vĩnh Tường; - Đội Quản lý thị trường số 3 phụ trách địa bàn huyện Yên Lạc; - Đội Quản lý thị trường số 4 phụ trách địa bàn huyện Tam Dương; - Đội Quản lý thị trường số 5 phụ trách địa bàn huyện Lập Thạch; - Đội Quản lý thị trường số 6 phụ trách địa bàn huyện Sông Lô; - Đội Quản lý thị trường số 7 phụ trách địa bàn huyện Bình Xuyên; - Đội Quản lý thị trường số 8 phụ trách địa bàn Thị xã Phúc Yên; - Đội Quản lý thị trường số 9 phụ trách địa bàn huyện Tam Đảo.

Nhiệm vụ và quyền hạn của 09 Đội Quản lý thị trường này có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:

- Phát hiện, kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại. Phát hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của Chi cục Quản lý thị trường;

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền. Trong trường hợp vượt thẩm quyền của Đội trưởng thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý;

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn được phân công để kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến nhiều lĩnh vực;

- Đề xuất với Chi cục để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quản lý thị trường, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn và những bất cập về cơ chế, pháp luật thương mại cần bổ sung.

- Tổng hợp tình hình thị trường trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Kiểm tra các hoạt động của Kiểm soát viên về thực hiện quy chế công tác và chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Quản lý thị trường;

- Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức của Đội theo sự phân cấp quản lý; quản lý tài chính, tài sản, phương tiện hoạt động, ấn chỉ, lưu trữ hồ sơ vụ việc theo quy định.

- Các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng và UBND các huyện, thành phố, thị xã giao.

Như vậy, tổng có 11 đội QLTT, các đội QLTT có con dấu riêng để giao dịch công tác và thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)