Nghĩa của điểm số bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 65)

Khoảng Ý nghĩa 4.20 - 5.00 Rất tốt 3.40 - 4.19 Tốt 2.60 - 3.39 Khá 1.80 - 2.59 Trung bình 1.00 - 1.79 Kém 2.2.2. Phương pháp Tổng hợp số liệu

Tất cả số liệu thu thập được sẽ được phân loại tài liệu, chia tổ liên kết các yếu tố thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả; cơ cấu lao động theo giới tính - trình độ - độ tuổi; số lượng công chức QLTT tại các đơn vị; chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả; kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị, theo loại hình vi phạm; danh mục hàng giả đã tịch thu trong 4 năm từ năm 2013-2016.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những nhận định chính xác nhất về thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013 đến năm 2016.

Luận văn sử dụng phần mềm Excel làm công cụ tổng hợp. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp và sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với thông tin là số liệu thì được lập trên bảng biểu và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xu hướng tăng giảm trên của hiện tượng trên cơ sở số liệu đã thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu. Từ đó xác định cụ thể được mức độ các hiện tượng, xu hướng cũng như tính chất, từ đó rút ra kết luận khoa học về hiện tượng nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và thực trạng công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua các nội dung, chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua việc sử dụng các mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cách thức tiến hành, kết quả tiến hành và xử lý về hành vi gian lận hàng giả.

* Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này đối chiếu các hiện tượng, định lượng các nội dung có tính chất, đặc điểm tương tự nhau: loại hàng giả cùng chủng loại, số lần giữa các năm, số phần trăm tăng giảm hay đội ngũ cán bộ quản lý thị trường phân bổ khác nhau, số vụ xử lý có tính chất tương tự qua các năm…So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: so sánh giữa hiện thực với kế hoạch, so sánh giữa các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng khác biệt.

* Phương pháp đánh giá

Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để làm rõ vấn đề những yếu tố đó đã tác động đã làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

* Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo tiên đoán những việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai.

Từ kết quả trong luận văn tiến hành dự báo tính toán các chỉ tiêu tăng giảm tuyệt đối, tương đối qua các năm, đưa ra những nhận xét, đánh giá và dự báo định hướng về thực trạng công tác chống hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

*Phương phá p chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và sử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của Quản lý thị trường. Họ thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình và giải quyết vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong luận văn là kinh nghiệm công tác lâu năm của các cán bộ lão thành lực lượng Quản lý thị trường với kinh nghiệm

chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua nhiều năm công tác từ ngày mới thành lập ngành QLTT tại Vĩnh Phúc.

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

(1). Chỉ tiêu về cơ cấu lao động

Chỉ tiêu này được đánh giá theo các tiêu chí như: giới tính, độ tuổi, trình độ của cán bộ viên chức và người lao động tại Chi cục qua 4 năm từ 2013-2016, từ số liệu thực tế đó, đánh giá về ưu nhược điểm của các lứa tuổi, giới tính mang lại khi thực hiện công tác được giao, đánh giá trình độ để thấy được mức đạt về trình độ của cán bộ tại Chi cục. Từ đó, có cơ sở rút ra thành công, hạn chế trong công tác tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

(2). Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn

Sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự phân bổ, điều phối cán bộ của các đội QLTT thuộc Chi cục QLTT trên địa bàn tỉnh tại các địa bàn có đảm bảo được sự phù hợp giữa số lượng và địa bàn công tác, phân tích đánh giá sự phân bổ đó có tác động như thế nào đến kết quả đấu tranh phòng chống hàng giả, từ đó có hướng điều động, luân chuyển và đào tạo bổ sung nhân lực hợp lý trong tương lai.

(3). Danh mục số lượng và chủng loại hàng giả bị vi phạm

Chỉ tiêu phản ánh danh mục số lượng và chủng loại hàng giả bị tịch thu của các đối tượng gian lận thương mại trên địa bàn trong giai đoạn 2013-2016, mô tả và so sánh đối chiếu qua các năm về sự tăng giảm của từng nhóm mặt hàng, mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ? loại nào ít nhất? từ đó có phương hướng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Đánh giá mức độ vi phạm và sự tăng hay giảm của từng chủng loại qua từng năm, từ đó đưa ra kết luận về thực trạng, thấy rõ được những thành công, hạn chế và rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả hơn nữa.

(4). Chỉ tiêu phân bổ xử lý về hàng giả cho các huyện, thành phố

Từ kết quả xử lý vi phạm về hàng giả qua các năm làm căn cứ xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu vào những năm tiếp theo cho địa bàn huyện, thành phố. Nhằm vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc vừa tạo động lực thi đua phấn hoàn thành tốt nhiệm vụ của lãnh đạo cũng như nhân viên của Chi cục.

(5).Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo loại hình hàng giả

Phản ánh tổng số vụ vi phạm và số tiền nộp vi phạm hành chính của các vụ xử lý gian lận thương mại theo từng năm để nắm bắt được tình hình phát triển của hàng giả trên địa bàn tỉnh. Phân tích, đánh giá được thực tế về vấn nạn hàng giả trên các địa bàn cũng như đánh giá được hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả của các cán bộ Chi cục QLTT, rút ra bài học kinh nghiệm cũng như xây dựng kế hoạch, phương hướng trong thời gian tới.

Số vụ điều tra, buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích tuyên truyền, thấy được tác hại cũng như trách nhiệm bị xử lý khi buôn bán hàng giả cũng như cảnh báo cho người tiêu dùng nhận thức, nhận biết tốt hơn về hàng giả ngoài thị trường.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH

PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha; Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C- 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.054.492 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49,18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 10,6%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 3 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04

trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2011- 2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

Tài nguyên nước: Gồm nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm.

Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2015: Tổng diện tích 123.513 ha; Đất nông nghiệp 92.920 ha chiếm 75,23%; Đất phi nông nghiệp 29.311 ha chiếm 23,73%; Đất chưa sử dụng 1.282 ha chiếm 1,04%.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,12 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 14,12 nghìn ha, rừng phòng hộ là 2,95 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,05 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc

ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)