Tuyển dụng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ quản lý thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 118 - 122)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống sản xuất,

4.3.2. Tuyển dụng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ quản lý thị trường

Trình độ cán bộ QLTT có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phát hiện, đấu tranh phòng, chống buôn bán hàng giả. Trước sự biến đổi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và nền kinh tế, để mỗi công chức quản lý thị trường ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kịp thời cập nhật được những chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước cũng như nắm bắt được những kiến thức mới về hàng giả và công tác đấu tranh chống hàng giả trong xu thế phát triển hiện nay, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Bổ sung biên chế công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Quản lý thị trường. Để từng bước đảm bảo số lượng kiểm soát viên thị trường đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện bổ sung biên chế công chức cho Chi cục Quản lý thị trường đến năm 2020 theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ nay đến 2018 bổ sung 25 công chức để bình quân (trừ Lãnh đạo Chi cục và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/CP) mỗi Phòng chuyên môn, Đội Quản lý thị trường (gồm 11 Đội và 4 Phòng) có 04 cán bộ, công chức, kiểm soát viên.

+ Giai đoạn 2: Đến hết năm 2020 bổ sung thêm 20 công chức để tăng cường cho các Đội Quản lý thị trường: Đội Quản lý thị trường số 10A; Đội Quản lý thị trường số 10B; Đội Quản lý thị trường số 1 - Thành phố Vĩnh Yên; Đội Quản lý thị trường số 8 - Thị xã Phúc Yên. Như vậy, đến hết năm 2020 tổng biên chế của Chi cục Quản lý thị trường khoảng 80 người.

Do tình hình thực tế rất khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay trong khi chờ Chính phủ phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức. Đề nghị UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét giao chỉ tiêu viên chức cho Chi cục Quản lý thị trường để khi đảm bảo điều kiện có thể tuyển dụng vào công chức.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ: Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ công chức quản lý thị trường theo từng chuyên đề hàng giả thông qua việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các cơ quan chuyên môn có liên quan (Cục Quản lý thị trường, Sở khoa học công nghệ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,...) hoặc các Doanh nghiệp có các sản phẩm bị làm giả, tổ chức trao đổi, tọa đàm để tìm ra các biện pháp, giải pháp cho công tác đấu tranh chống hàng giả..

Tăng cường cử cán bộ công chức quản lý thị trường tham gia các khóa học đào đạo tiền công vụ, kiểm soát viên chính, thanh tra chuyên ngành thương mại tập huấn kỹ năng lấy mẫu theo các lĩnh vực do Bộ Công thương và các bộ ngành trung ương tổ chức, để hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức quản lý thị trường. Phấn đấu đến năm 2020: 100% cán bộ công chức quản lý thị trường được đào tạo qua các khóa học bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo các lĩnh vực chuyên ngành và có chứng chỉ thanh tra chuyên ngành thương mại.

Kết thúc mỗi đợt học tập nên tổ chức thi hoặc kiểm tra về nghiệp vụ chống hàng giả cho toàn lực lượng. Thông qua các bài kiểm tra sẽ đánh giá được năng lực chuyên môn của mỗi cán bộ, kịp thời ứng dụng trong thực tế. Đồng thời cũng là cách để đánh giá hiệu quả các đợt tập huấn, từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức tập huấn.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, tài chính, tinh thần cho các công chức, nhân viên QLTT có nhu cầu tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo các trình chương trình đạo tạo đại học, sau đại học của các Trường Đại học trong và ngoài tỉnh.

- Phối hợp với các doanh nghiệp hướng dẫn cách phân biệt, nhận biết hàng thật hàng giả theo các chủng loại hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp có các sản phẩm bị làm giả tổ chức trao đổi, tọa đàm để tìm ra các biện pháp, giải pháp cho công tác đấu tranh chống hàng giả. Trao đổi về các vấn đề tình trạng hàng giả trên thị trường nổi lên ở từng thời điểm là mặt hàng gì, nguồn gốc ở đâu, kết quả xử lý như thế nào, các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường, hội nhập đấu tranh chống hàng giả quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất hành động trong công tác phòng chống hàng giả, khắc phục tình trạng thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm của các ngành chức năng.

- Tuyên truyền chính sách pháp luật Thương mại và các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến mỗi hộ kinh doanh ít nhất 1 lần/năm, hướng dẫn đến 100% các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ thủ tục khi tham gia kinh doanh và thực hiện kinh doanh đúng với nội dung đã đăng ký kinh doanh.

- Hàng năm luôn tuyên truyền, động viên các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự nguyện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không kinh doanh hàng nhập lậu, không sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh ATTP, tập trung vào các mặt hàng như: phụ gia thực phẩm, phân bón hóa học, mũ bảo hiểm, thuốc lá điếu nhập lậu, gia súc, gia cầm, kết hợp tuyên truyền với việc kiểm tra các cở sở kinh doanh thực hiện cam kết đã ký, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết nhưng vẫn còn vi phạm.

- Tiếp tu ̣c đẩy ma ̣nh và đổi mới hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luâ ̣t hiệu quả hơn đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, nhất là cư dân biên giới. Thông qua nhiều kênh để phát đô ̣ng rộng rãi trong toàn dân phong trào tố giác hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Phát động rộng rãi phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, thay đổi tâm lý, thói quen tiêu dùng, nói không với hàng nhái, hàng giả. Phối hợp với Ban quản lý tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh tại các chợ, các Trung tâm thương mại, bến tàu, bến xe về các hành vi, thủ đoạn gian lận và cách phân biệt hàng hóa vi phạm.

Thông báo rộng rãi hơn nữa số điện thoại đường dây nóng, duy trì và nâng cao hiệu quả thu thập thông tin qua đường dây nó ng, để nhâ ̣n tin báo của người dân về các hành vi vi pha ̣m, tin báo về hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực của người thực thi công vụ và giải đáp nhanh các vướng mắc của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, bảo vê ̣ quyền lợi của người tiêu dùng. Phát huy hiệu quả của đường dây nóng chống hàng giả bằng cách thông tin thường xuyên số điện thoại này trên chuyên trang và trong các chương trình tuyên truyền về chống hàng giả trên đài, báo, đồng thời xây dựng cơ chế thưởng kín cho nguồn tin và biểu dương, quảng bá cho những doanh nghiệp tích cực trong phối hợp đấu tranh chống hàng giả.

- Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và nhận thức về tính nguy hại của hàng giả cho doanh nghiệp trên địa bàn để các đối tượng kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nước chống nạn hàng giả, hàng nhái; tìm mọi biện pháp tự bảo vệ mình trước nguy cơ tấn công của nạn hàng giả hàng nhái như: Tự giác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ, đăng ký sở hữu trí tuệ, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, dịch vụ, chủ động sản xuất kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, bổ sung yếu tố bí mật chống hàng giả vào từng sản phẩm. Dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả, thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lưới phân phối

- Chi cục Quản lý thị trường cần tổ chức sưu tầm và xây dựng phòng trưng bày ảo hàng thật, hàng giả, phát động công chức, nhân viên trong lực lượng viết bài giới thiệu các giải pháp, kinh nghiệm đã tổng kết được trong đấu tranh chống hàng giả; phản ánh những vấn đề nổi cộm về hàng giả hoặc những vấn đề mới phát sinh ở từng địa bàn, nêu những thắc mắc về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ đăng trên các báo, tạp chí, tập san chuyên đề của Cục Quản lý thị trường, các báo trung ương và địa phương. Phối hợp với các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, các cơ quan, trường học và nhân dân tham gia để tuyên truyền và xây dựng được ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội đối với công tác đấu tranh chống hàng giả cũng như án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả làm tốt công tác tuyên truyền nhằm từng bước hướng tới mục tiêu xã hội hoá công tác đấu tranh chống hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)