5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
a) Điều kiện vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh giáp với Hà Nội có các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường thủy nối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra càng sôi động nhưng mặt trái ở đây thể hiện là điều kiện thuận lợi để gia tăng hàng nhập lậu, hàng giả xâm nhập vào thị trường.
b) Điều kiện xã hội: Tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa cao, dẫn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở các vùng nông thôn ngày càng tăng nên nhiều người dân buộc phải tham gia vào việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả để duy trì cuộc sống hàng ngày.
c) Điều kiện kinh tế: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại, dịch vụ trong nước đã có sự phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Tỉnh tăng bình quân 22,1%. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, lưu thông hàng hóa ngày càng thuận lợi, hàng hóa xuất nhập khẩu đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng. Nhưng bên cạnh đó cũng là điều kiện thuận lợi để các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng phát triển.
- Hàng hóa sản xuất trong nước tuy đã có sự tăng trưởng cao nhưng nhiều chủng loại hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, chưa cạnh tranh được với hàng ngoại có mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp, cùng với tâm lý “ưa
dùng hàng ngoại” đã kích thích tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
- Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, giá cả trong nước thời gian qua liên tục biến động phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu hàng hóa và cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a) Về cơ chế chính sách
Hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lân thương mại chưa hoàn thiện nhiều lĩnh vực còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật đã không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi nên dẫn đến bị các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả lợi dụng để hợp thức hóa hoạt động buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật. Một số văn bản khác thì quy định các mức xử phạt hành chính còn quá nhẹ so với mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoer, sinh hoạt của người dân.
b) Về tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy chưa đạt hiệu quả cao trong khi hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các gian lận thương mại khác diễn biến ngày càng phức tạp cả về tính chất, lẫn quy mô, thủ đoạn rất tinh vi có sự móc nối liên kết với phạm vi rộng không những địa bàn trong tỉnh mà còn cả nước. Nhưng hiện nay hoạt động động của Đội Quản lý thị trường số 10 (thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn toàn tỉnh) đang bị dàn trải, phân tán do phải kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, nên kết quả công tác rất hạn chế.
c) Về biên chế và chất lượng cán bộ, công chức
Do số lượng nhân lực ít nhưng theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh và Ủy ban nhân các huyện, thành phố, thị xã. Chi cục Quản lý thị trường đồng thời phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: Công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, thú y, bảo vệ thực vật, chất lượng nông
lâm thủy sản, văn hóa, lĩnh vực giá thường trực Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc…Bên cạnh đó, cán bộ công chức của Chi cục Quản lý thị trường hiện nay phần lớn là chuyển từ các ngành khác sang không được đào tạo cơ bản nên trình độ chuyên môn và tuổi đã cao nên kỹ năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm rất hạn chế.
d) Chế độ chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường:
- Hoạt động của công chức Quản lý thị trường có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm do đối tượng quản lý lớn, đa dạng, phức tạp; địa bàn hoạt động rộng, tính cơ động cao, môi trường làm việc phần lớn là ngoài trời, thời gian làm việc thường không theo giờ hành chính, có khi cả ngày nghỉ, ngày lễ và phải đối mặt trực tiếp với các đối tượng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ngoài lương và phụ cấp ưu đãi nghề, công chức Quản lý thị trường không được có cơ chế khuyến khích hoạt động.
- Trang thiết bị và kinh phí hoạt động: Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường hầu như không có gì. Ngoài Đội Quản lý thị trường số 10 được trang bị 01 ô tô 07 chỗ, các Đội còn lại công chức Quản lý thị trường phải sử dụng phương tiện xe máy cá nhân khi thực thi công vụ. Trong khi đó trang thiết bị, phương tiện của các đối tượng buôn lậu là rất hiện đại do vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của Chi cục Quản lý thị trường. Hiện nay theo qui định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 nguồn thu do xử phạt vi phạm hành chính không được trích trừ chi phí giải quyết vụ việc mà phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước nên kinh phí hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường là hết sức khó khăn.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cho công chức Quản lý thị trường: Trong thời gian qua, Chi cục Quản lý thị trường đã cố gắng cử cán bộ, công chức tham dự các lớp bồi dưỡng tiền công vụ Quản lý thị trường để hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Quản lý thị trường và các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng lấy mẫu kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay công chức của Chi cục Quản lý thị trương chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh ta chuyên ngành thương mại và
các lĩnh vực: Đo lường chất lượng hàng hóa, Y dược, Thú y… Do vậy, hạn chế rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý thị trường.
- Do hiện nay các đối tượng sản xuất hàng giả sử dụng công nghệ hiện đại nên hình thức và chất lượng của hàng giả gần như tương đương với hàng thật không thể nhận biết bằng cảm quan. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sở hữu các nhãn hiệu hàng hóa chưa chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất là trong việc cung cấp thông tin, phân biệt hàng thật, hàng giả, giám định, kiểm nghiệm…
- Năng lực giám định, kiểm nghiệm của các tổ chức giám định còn nhiều hạn chế; chi phí cao, thời gian kéo dài trong khi pháp luật quy định rất chặt chẽ về thời hạn xử lý vụ việc kinh phí của các cơ quan chức năng rất hạn hẹp.
Chương 4
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC 4.1. Dự báo sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và mở cửa hội nhập, chúng ta đang tích cực hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ cơ hội để thực hiện mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua nghiên cứu phân tích các số liệu thống kê vụ việc về sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm trở lại đây và căn cứ vào tình hình thị trường hàng hóa chúng ta có thể dự báo xu hướng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới như sau:
- Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi hơn, gây tác hại trên nhiều mặt đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đến tính mạng, sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng, đến lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý nhà nước, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến với quan hệ thương mại với các nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Đối tượng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các đối tượng trong nước sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nước ngoài ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau là những nơi có hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nổi tiếng tham gia. Trong những năm tới các đối tượng làm hàng giả, buôn bán hàng giả ở nước ta sẽ chịu sự tấn công mạnh mẽ và quyết liệt hơn của những lực lượng chuyên trách cũng như người tiêu dùng. Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu cho các đối tượng này là phải thực hiện hành vi một cách nhanh chóng, khẩn trương, kín đáo đồng thời cũng phải chống trả bằng mọi khả năng để bảo vệ hàng, tẩu tán hàng khi bị phát hiện. Để thực hiện yêu cầu này chúng liên kết lại với nhau và hoạt động
sẽ có tổ chức và nhiều hình thức thủ đoạn tinh vi hơn. Xu hướng của những đối tượng làm hàng giả là có trình độ văn hoá cao, có hiểu biết pháp luật, có khả năng và kinh nghiệm để tìm ra và lợi dụng những kẽ hở của pháp luật của cơ chế quản lý, có vốn lớn, có quan hệ xã hội rộng để sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của tổ chức thương mại thế giới WTO nước ta sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng về lưu thông và sự đa dạng của hàng hoá xuất nhập khẩu, hoạt động đầu từ, liên doanh gia công sản xuất hàng xuất khẩu... đang gia tăng mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp hình thành các đường dây, tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả xuyên quốc gia mang tính toàn cầu.
- Địa bàn tiêu thụ hàng giả trên khắp các địa bàn cả nước từ thành thị đến nông thôn, trong đó khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vẫn là những địa bàn hàng giả được tiêu thụ khá dễ dàng hơn. Cơ sở của vấn đề này là ở chỗ do điều kiện kinh tế xã hội, dân trí kém phát triển, thu nhập thấp và tâm lý thích mua hàng rẻ, chấp nhận mua dù có thể họ biết đó là hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngay cả với khu vực đô thị có thể đại bộ phận dân cư có điều kiện tiếp xúc nắm bắt được các thông tin về hàng thật, hàng giả, song cũng không dễ gì phân biệt được khi mua sắm do trình độ sản xuất hàng giả hiện đại, khá tinh vi, dễ nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng thật.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của cả nước, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngừng phát triển, sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả của các loại hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh ngày càng diễn ra ngày càng gay gắt, dẫn đến lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trong tỉnh giảm sút. Bên cạnh đó lợi nhuận thu được từ sản xuất, buôn bán hàng giả là rất lớn, các tổ chức, đường dây ổ nhóm đã và đang hình thành dưới danh nghĩa là các tổ chức, cá nhân đầu từ sản xuất, kinh doanh để sản xuất, buôn bán hàng giả, vì vậy diễn biến ngày càng phức tạp hơn, với những thu đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn quản lý cho các cơ quan chức năng.
4.2. Quan điểm, mục tiêu đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới
4.2.1. Quan điểm
Trước xu hướng diễn biến của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả theo chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp và mang nhiều yếu tố nước ngoài, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường, thúc đẩy đầu tư đẩy mạnh phát triển của kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thì trong thời gian tới công tác quản lý phòng, chống hàng giả cần được sự quan tâm, đầu tư cả về nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện. Với những quan điểm đã nêu trên thì phương hướng, nhiệm vụ của công tác quản lý phòng chống hàng giả trong thời gian tới tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:
- Tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng, các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường hoạt động kiểm tra, quản lý, nắm bắt địa bàn kịp thời phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các lĩnh vực, mặt hàng, địa bàn được phân công theo chỉ đạo tại Kế hoạch số 6838/KH-BCĐ ngày 29/9/2016 của Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc và Văn bản số 8911/BCĐ-VPTT ngày 08/12/2016 của Trưởng Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Đồng thời, tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức ký cam kết không tiếp tay, bao che, tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về tác hại của hàng giả, hàng nhập lậu, gian lận thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng quyền, lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chân chính và quyền lợi, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 15/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
- Triển khai thực hiện kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 của Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc; kế hoạch cao điểm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với những địa bàn trọng điểm; lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
- Đề nghị các cấp, các ngành cơ quan đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội,… tăng cường tuyên truyền, quán triệt, vận động cán bộ, công chức, nhân viên, người