Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin được thu thập để đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được lấy từ nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

* Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập từ các văn bản quy pháp pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả như: Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2013/NĐ-CP,… và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm tra xử lý hàng giả.

Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc và các báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2016.

Các tài liệu sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, các thông tin bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo.

* Thu thập số liệu sơ cấp:

Được thu thập từ điều tra thực tế tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc - Địa điểm điều tra: tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc

- Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý và nhiên viên của Chi cục

- Phương pháp điều tra tổng thể: Điều tra tổng thể 68 cán bộ quản lý và nhân viên của Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đảm bảo độ chính xác cao trong điều tra, tác giả điều tra tổng thể số cán bộ điều tra là 68 người. Số lượng điều tra được phân tổ điều tra như sau: cán bộ công chức: 39 người; lao động hợp đồng: 29 người.

- Nội dung điều tra: về công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thực tế tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác phòng chống và những khó khăn, thuận lợi và ý kiến cá nhân về các giải pháp khắc phục khó khăn và ngăn chặn các hành vi gian lận trong sản xuất và buôn bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Cách thức điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưa theo những nội dung trên và phát phiếu điều tra cho 68 đối tượng điều tra, sau đó tổng hợp các ý kiến trả lời theo từng đối tượng cán bộ quản lý, nhân viên và theo mức được xây dựng trong bảng hỏi.

Các biến số được ghi điểm theo 5 mức Likert như sau:

Bảng 2.1. Bảng ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Khoảng Ý nghĩa 4.20 - 5.00 Rất tốt 3.40 - 4.19 Tốt 2.60 - 3.39 Khá 1.80 - 2.59 Trung bình 1.00 - 1.79 Kém 2.2.2. Phương pháp Tổng hợp số liệu

Tất cả số liệu thu thập được sẽ được phân loại tài liệu, chia tổ liên kết các yếu tố thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả; cơ cấu lao động theo giới tính - trình độ - độ tuổi; số lượng công chức QLTT tại các đơn vị; chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả; kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị, theo loại hình vi phạm; danh mục hàng giả đã tịch thu trong 4 năm từ năm 2013-2016.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những nhận định chính xác nhất về thực trạng hàng giả và công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013 đến năm 2016.

Luận văn sử dụng phần mềm Excel làm công cụ tổng hợp. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp và sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với thông tin là số liệu thì được lập trên bảng biểu và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xu hướng tăng giảm trên của hiện tượng trên cơ sở số liệu đã thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu. Từ đó xác định cụ thể được mức độ các hiện tượng, xu hướng cũng như tính chất, từ đó rút ra kết luận khoa học về hiện tượng nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và thực trạng công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua các nội dung, chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua việc sử dụng các mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cách thức tiến hành, kết quả tiến hành và xử lý về hành vi gian lận hàng giả.

* Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này đối chiếu các hiện tượng, định lượng các nội dung có tính chất, đặc điểm tương tự nhau: loại hàng giả cùng chủng loại, số lần giữa các năm, số phần trăm tăng giảm hay đội ngũ cán bộ quản lý thị trường phân bổ khác nhau, số vụ xử lý có tính chất tương tự qua các năm…So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: so sánh giữa hiện thực với kế hoạch, so sánh giữa các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng khác biệt.

* Phương pháp đánh giá

Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để làm rõ vấn đề những yếu tố đó đã tác động đã làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

* Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo tiên đoán những việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai.

Từ kết quả trong luận văn tiến hành dự báo tính toán các chỉ tiêu tăng giảm tuyệt đối, tương đối qua các năm, đưa ra những nhận xét, đánh giá và dự báo định hướng về thực trạng công tác chống hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc.

*Phương phá p chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và sử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của Quản lý thị trường. Họ thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình và giải quyết vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong luận văn là kinh nghiệm công tác lâu năm của các cán bộ lão thành lực lượng Quản lý thị trường với kinh nghiệm

chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua nhiều năm công tác từ ngày mới thành lập ngành QLTT tại Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)