Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, của thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 71 - 75)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức,

3.4.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Yếu tố đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá qua 4 biến quan sát. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng

STT Nội dung Giá trị đánh

giá trung bình

1 Có kế hoạch bồi dưỡng rõ 4,34

2 Công tác đào tạo bồi dưỡng đảm bảo theo nhu cầu của công việc

4,06

3 Đào tạo bồi dưỡng có gắn kết với cơ hội thăng tiến 4,41

4 Quy hoạch đề bạt công bằng hợp lý 4,45

(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Qua khảo sát cán bộ, công chức, viên chức viên chức tại thành phố Lai Châu ta có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức tương đối đồng ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình đánh giá dao động từ 4,06 đến 4,46. Đây cũng thể hiện sự phù hợp bởi trong thời gian qua công tác đào tạo bồi dưỡng đã được quan tâm chú trọng hơn, lãnh đạo các cấp cũng tạo điều kiện để các cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.

3.4.2. Cơ chế tuyển dụng, phân công bổ nhiệm cán bộ

Yếu tố cơ chế tuyển dụng và phân công bổ nhiệm cán bộ được đánh giá qua 4 biến quan sát. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ta có bảng số liệu sau:

Kết quả từ bảng kết quả điều tra cho thấy phần lớn cán bộ điều tra tương đối đống ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình ý kiến đánh giá dao động từ 3,96 đến 4,41.

Bảng 3.12: Đánh giá về cơ chế tuyển dụng, phân công bổ nhiệm cán bộ

STT Nội dung Giá trị

trung bình

1 Cơ chế tuyển dụng công khai minh bạch 4,29

2 Công việc phù hợp với năng lực bản than 4,35

3 Công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo 3,96

4 Luân chuyển, bố trí cán bộ đảm bảo phù hợp với

chuyên môn sở trường 4,41

(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Tuy nhiên, công tác cán bộ nói chung, lựa chọn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nói riêng vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Không ít trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương. Thực tế cho thấy trong lựa chọn cán bộ để đề bạt, bổ nhiệm còn thiếu dân chủ, công khai và chưa bảo đảm tiêu chuẩn nên sau khi được đề bạt, bổ nhiệm, một số cán bộ không phát huy được năng lực; chất lượng, hiệu quả công việc được giao đạt thấp, thậm chí còn vi phạm khuyết điểm phải xử lý kỷ luật. Nạn chạy chức, chạy quyền có nguy cơ hiển hiện.

3.4.3. Công tác quản lý

Yếu tố công tác quản lý được đánh giá qua 4 biến quan sát. Qua tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.13: Đánh giá về công tác quản lý

STT Nội dung Giá trị

trung bình

1 Lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức có

khoa học, hiệu quả 4,34

2 Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện công khai,

minh bạch 4,05

3 Phương thức đánh giá cán bộ rõ ràng 4,41

4 Cơ chế xử lý sai phạm, thiếu xót của cán bộ, công

chức, viên chức phù hợp, công bằng, minh bạch 3,98

Qua khảo sát cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Lai Châu ta có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức tương đối đồng ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình đánh giá dao động từ 3,98 đến 4,41. Đây cũng thể hiện sự phù hợp bởi trong thời gian qua công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã được quan tâm chú trọng và sâu sát hơn.

3.4.4. Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất

Yếu tố chính sách bảo đảm lợi ích vật chất được đánh giá qua 4 biến quan sát. Qua tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.14: Đánh giá về các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất

STT Nội dung Giá trị

trung bình

1 Chế độ chính sách tiền lương rõ ràng phù hợp với

công việc đảm nhận 4,34

2 Chế độ phúc lợi phù hợp 4,06

3 Chính sách thu hút đãi ngộ phù hợp 4,42

4 Cế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng 4,51

(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Lai Châu ta có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức tương đối đồng ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình đánh giá dao động từ 4,06 đến 4,51. Điều này cho thấy phần lớn các cán bộ, công chức, viên chức được hỏi khá hài lòng với các chính sách đảm bảo vật chất tại thành phố Lai Châu trong thời gian qua.

3.4.5. Chế độ chính sách bảo đảm lợi ích tinh thần

Yếu tố các chính sách đảm bảo lợi ích tinh thần được đánh giá qua 4 biến quan sát. Qua tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.15: Đánh giá về Chính sách đảm bảo lợi ích tinh thần

STT Nội dung Giá trị

trung bình

1 Thời gian làm việc đảm bảo 4,04

2 Áp lực công việc nặng với anh chị 4,03

3 Phương tiện trang thiết bị đầy đủ 3,86

4 Môi trường làm việc thân thiện vui vẻ, đoàn kết 3,95

(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)

Qua kết quả điều tra cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Lai Châu trong bảng trên ta có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức tương đối đồng ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình đánh giá dao động từ 3,95 đến 4,04. So với các yếu tố khác thì điểm trung bình đánh giá của yếu tố này có thấp hơn nhưng vẫn thể hiện được đa số những người được hỏi tương đối hài lòng với các chính sách đảm bảo lợi ích tinh thần hiện tại.

3.4.6. Trình độ phát triển của địa phương

Lai Châu là một thành phố ở miền núi phía Bắc với nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay Lai Châu vẫn là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước, mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, kinh tế- xã hội và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nguồn nhân lực tại chỗ cũng không đáp ứng được yêu cầu.

Trong những năm vừa qua kinh tế của thành phố Lai Châu đã có những bước tiến nhất định. Việc thực hiện và bước đầu đạt được những thành quả từ các chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;…đã giúp kinh tế Lai Châu khởi sắc, đời sống nhân dân cũng từng bước được nâng lên. Nhờ đó mà thành phố cũng đã thu hút được những cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng hơn. Tuy nhiên so với mặt bằng chung cả nước thì thành phố Lai Châu vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Chính vì vậy trong thời gian tới thành phố cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ phát triển của địa phương để từ đó có thể thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, của thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)