Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Phương pháp điều tra
2.2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra
Trên cơ sở thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Lai Châu, để thực hiện mục đích nghiên cứu, tôi tiến hành xây dựng hệ thống các câu hỏi điều tra để tìm hiểu về năng lực, phẩm chất đạo đức,trách nhiệm với công việc,…để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Lai Châu.
2.2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều tra, mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện và số lượng mẫu phải đủ lớn để không làm sai lệch kết quả điều tra và thỏa mãn đảm bảo độ tin cậy. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) có giá trị là: n = 5.m
Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu m là số biến
Trong nghiên cứu có 20 biến, vậy kích thước mẫu tối thiểu là 100. Để nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Lai Châu, tác giả dự tính tiến hành điều tra 252 mẫu cán bộ, công chức, viên chức. Hiện nay có 1083 (88,8%) cán bộ, công chức, viên chức công tác trong khu vực thành phố; 137 (11,2%) cán bộ, công chức công tác tại các xã, phường thuộc thành phố. Tổng cộng là 1220 người. Theo tỉ lệ đó trong 252 mẫu nghiên cứu dự tính điều tra 224 mẫu cán bộ, công chức, viên chức công tác trong khối quản lý nhà nước của thành phố, 28 mẫu cán bộ, công chức công tác tại các xã, phường
thuộc thành phố (Mỗi xã phường 4 người mang tính đại diện). Để đánh giá một cách khách quan hơn về chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tác giả tiến hành điều tra thêm 70 mẫu là người dân tại địa phương có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (tại 7 đơn vị hành chính, mỗi nơi điều tra 10 người mang tính đại diện). Vậy tất cả nghiên cứu dự tính điều tra 322 mẫu điều tra.