Giải pháp về công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, của thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 95 - 98)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

4.4.3. Giải pháp về công tác quản lý

Công tác quản lý là một khâu rất quan trọng đối với chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Để làm tốt công tác quản lý trước hết cần thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thành phố Lai Châu.

Đánh giá là việc làm thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của từng cơ quan, đơn vị. Trong đánh giá phải làm rõ ưu, nhược điểm, mặt mạnh, mặt yếu và chiều hướng phát triển của cán bộ, đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và tính lịch sử cụ thể. Thực hiện phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định hiện hành.

Để thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức chúng ta phải cần:

- Phải thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nội dung về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nhằm giải quyết, khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ chủ chốt của cơ sở.

- Thực hiện tốt nội dung, hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở về cơ bản cần tập trung làm rõ ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất là, căn cứ vào kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ hai là, căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ. Thứ ba là, căn cứ vào chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ. Bên cạnh đó hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở cần tiến hành đánh giá cán bộ hàng năm và đánh giá cán bộ hết nhiệm kỳ đồng thời thực hiện đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ.

- Thực hiện các bước, các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo hướng mở rộng dân chủ thông tin đa chiều: bản thân tự đánh giá, người dân đánh giá, chi bộ đánh giá, chính quyền đánh giá. Cần có cơ chế mở rộng, dân chủ thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cần khắc phục quan niệm trước đây coi công tác đánh giá là công việc nội bộ chỉ dành cho một số người được bàn và quyết định. Muốn mở rộng và phát huy dân chủ cần phải có chế độ cụ thể, thích hợp để động viên, bảo vệ quyền lợi cho những người trung thực, giám thẳng thắn đầu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm, bảo vệ lẽ phải, chân lý.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong việc đánh giá cán bộ về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của cán bộ đó cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao ở mức nào, tốt hay chưa tốt; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có năng động, sáng tạo không; khả năng tổ chức, điều hành và quản lý đối với đội ngũ cán bộ dưới quyền như thế nào?

- Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức một cách sâu sắc về thực trạng. Từ đó nắm bắt được một cách khách quan, toàn diện tình hình của việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

- Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức, viên chức.

- Cần thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh công chức, viên chức đã đủ thời gian công tác hai năm (24 tháng) cần được phát huy. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên nắm được tình hình cán bộ, công chức, viên chức chính quyền thành phố về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, quan hệ với công dân, trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, thiếu trách nhiệm với dân…

- Quá trình bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là cả một chuỗi mắt xích công việc quan trọng liên quan đến người công chức. Bố trí đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phát huy năng lực, sở trường, đem lại hiệu quả cho cơ quan.

- Tổ chức luân chuyển cán bộ trẻ có năng lực, đào tạo bài bản xuống cơ sở để công tác, bên cạnh đó cũng phải có luân chuyển những cán bộ, công chức, viên chức công tác nhiều năm. Thông qua việc luân chuyển để nhằm củng cố, xây dựng cơ sở vững mạnh mà còn là nơi thử thách cán bộ bằng thực tiễn.

- Để trở thành cán bộ, công chức, viên chức thành phố các đối tượng phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn từng chức danh, phải vượt qua một kỳ thi tuyển hoặc bầu cử theo quy định của pháp luật tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức. Không khuyến khích được những người được đào tạo chính quy có trình độ đại học về công tác tại cơ sở. Như vậy, rất khó để chúng ta đạt được mục tiêu nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức cũng như chất lượng của chính quyền cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, của thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)