Tình hình sử dụng đất đai qua các năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

ĐVT: Ha TT Mục đích sử dụng 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 36.894,65 36.894,65 100,00 100,00 100 1 Đất nông nghiệp 12.450,05 12.714,06 13.049,00 102,12 102,63 101,57 1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.787,01 6.031,06 5.723,20 104,22 94,90 99,63 1.1.1 Đất trồng lúa 4.077,09 4.289,00 3866,4 105,20 90,15 98,24 1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52 35,21 10,43 71,10 29,62 59,49 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.660,40 1.742,06 1.856,80 104,92 106,59 103,79

1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.663,04 6.683,00 7.325,80 100,30 109,62 103,21

2 Đất lâm nghiệp (Diện tích đất

có rừng) 17.223,86 17.113,84 16.465,60 99,36 96,21 98,51 2.1 Rừng tự nhiên (rừng phòng hộ) 3.419,80 1562,87 662,6 45,70 42,40 57,86 2.2 Rừng trồng (sản xuất) 13.804,06 17.113,84 15.803 123,98 92,34 104,61 3 Đất ở 1.693,84 1.744,25 1.306,30 102,98 74,89 91,70 3.1 Đất ở nông thôn 1.630,10 1.680,02 1.219,70 103,06 72,60 90,78 3.2 Đất ở thành thị 63,74 64,23 86,6 100,77 134,83 110,75 4 Đất chuyên dùng 3.169,63 3.144,37 3.953,40 99,20 125,73 107,64 5 Đất chưa sử dụng 578 530,13 275,4 91,72 51,95 78,10 6 Đất nuôi trồng thủy sản 830,43 828 824,6 99,71 99,59 99,76

* Tài nguyên nước

Phú Lương có hệ thống sông suối khá dày, đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện. Nước ngọt từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng dài 80km cung cấp nước tưới ổn định cho 3000 ha lúa vụ xuân, 4000 ha lúa vụ mùa và hàng trăm ha cây rau, màu vụ đông, đồng thời tạo nguồn nước tưới cho trên 500 ha chè vụ đông.

Nguồn nước tại các ao, hồ: Phú Lương có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nguồn nước ngầm do dân tự khai thác, nguồn cấp nước sạch đô thị đã có kế hoạch xây dựng.

Nguồn nước ngầm: Phú Lương có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Phú Lương khá dồi dào, tuy nhiên còn khó khăn vào mùa khô. Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tảo, xây dựng các công trình dự trữ nước mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống cấp nước đô thị để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Tài nguyên rừng

Phú Lương là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện đang có các chương trình phục vụ bền và phát triển rừng. Năm 2015 tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 45% công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt, phát huy được hiệu quả của kinh tế rừng, đặc biệt quan tâm đến công tác trồng rừng và làm giàu rừng; trong năm đã trồng mới là 896 ha đạt 119% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 38.000 m3 = 233% kế hoạch; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng, tuần

tra, kiểm soát việc khai thác rừng, vận chuyển gỗ và động vật trái phép trên địa bàn phát hiện 41 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 31,7 m3 gỗ các loại.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tuy có nhiều loại khoáng sản như Thiếc, Chì, Titan, Than có trữ lượng khá phong phú như: Mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm (đã được khai thác), đất cao lanh Phấn Mễ, Cổ Lũng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, mỏ Ti tan ở Động Đạt trữ lượng 40 triệu tấn., mỏ kẽm ở Yên Lạc... Với trữ lượng khoáng sản tự nhiên khá phong phú này, huyện Phú Lương những năm qua đã và đang tích cực đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương và giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động tại địa phương. Trong năm 2015, huyện đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn; thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; nhìn chung hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số đơn vị khai thác khoáng sản, các trang trại chăn nuôi vẫn còn và cần chấn chỉnh, quản lý triệt để trong thời gian tới.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động * Dân số

Thành phần dân cư của huyện: Phú lương có nhiều anh em dân tộc sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…Theo số liệu tại phòng Thống kê thì dân số của huyện biến động như sau:

Phú Lương có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư tập trung thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại dày đặc. Vì vậy Phú Lương có mật độ dân số 291 người/km2 (năm 2015) thấp hơn nhiều so với mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên (327 người/km2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)