Kinh nghiệm nâng cao thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập, giảm nghèo đối với hộ nông dân

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông

dân của một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới. Diện tích đất rộng lớn, chiếm 7% đất tổng số của thế giới, tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 10% là phù hợp để trồng trọt. Ngoài ra, số lượng đất canh tác cho mỗi người là rất nhỏ, chỉ có 0,19 mẫu Anh (0,08 ha), và số lượng đất canh tác đang bị thu hẹp cho sự phát triển ngành công nghiệp, nhà ở, đường,… Trung Quốc có 67%, người dân tham gia vào nông nghiệp. Đất đã được sử dụng hàng ngàn năm bằng cách sử dụng phương pháp lao động truyền thống. Chỉ trong diện tích canh tác quy mô lớn mới sử dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và máy móc. [25]

Nhiều người tin rằng Trung Quốc khó có thể nuôi sống dân số trong thế kỷ tiếp theo, đây là một vấn đề cơ bản cho phát triển kinh tế của Trung Quốc và ổn định xã hội. Kể từ đầu những năm 1980 khi Trung Quốc đưa ra các chính sách cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, sản lượng các mặt hàng trang trại lớn của Trung Quốc đã tăng lợi nhuận lớn, sinh kế của người dân và tiêu chuẩn tiêu thụ các mặt hàng đã được cải thiện đáng kể. Đến năm 1996, tổng sản lượng ngũ cốc đạt trên 480 triệu tấn, thịt đạt 58 triệu tấn và sản phẩm thủy sản đạt 28 triệu tấn, cao hơn so với con số trước khi cải cách và mở cửa. Hơn thế nữa, giữ bình quân đầu người của Trung Quốc hạt đã đạt đến 394 kg, 48 kg thịt và sản phẩm thủy sản 23 kg hoặc thậm chí vượt

qua mức trung bình của thế giới. Bây giờ, đối với hàng Trung Quốc, tiêu thụ năng lượng hàng ngày là 2.727 calo, protein và chất béo là viết tắt tại 70 gram và 52 gram tương ứng, cao hơn so với những nước có giá trị GNP trung bình. Thu nhập của người nông dân nghèo Trung Quốc cũng được tăng lên đáng kể từ những năm 1990 đến nay: Năm 1990 thu nhập thuần túy bình quân của mỗi nông dân nghèo Trung Quốc là 134 NDT, năm 2009 đạt 1630 NDT. Nếu trừ yếu tố giá cả thì thu nhập tăng 2,2 lần, bình quân hàng năm tăng 10,7%.

Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc tăng thu nhập cho hộ nông dân nghèo. Vào tháng 11/2011 tại Hội nghị kinh tế quốc gia đã nhấn mạnh việc tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo là mục tiêu chính trong toàn thể hoạt động kinh tế. Chính phủ đã có nhiều chính sách giúp nông dân nghèo tự khẳng định mình như: Thực hiện chế độ khoán ruộng đât, tư liệu sản xuất đến từng hộ. Khuyến khích mở rộng ngành nghề dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hóa và đa dạng các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cải cách giá cả thu mua nông sản, đồng thời tăng cường cho nông dân nghèo vay vốn tín dụng để sản xuất nhằm tăng thu nhập. Tăng cường vai trò giúp đỡ và bảo hộ của nhà nước đối với nông nghiệp bằng cách đầu tư trực tiếp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp như tạo ra giống mới, cải tiến các loại giống trong nông nghiệp, sử dụng máy móc trong sản xuất và thu hoạch nhằm giảm thời gian và công lao động. Mặt khác, Trung Quốc còn thực hiện các chính sách xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, giảm gánh nặng cho nông dân, cải cách chế độ thuế và thu phí ở nông thôn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 4 Châu Á và thứ 15 trên thế giới (năm 2012). Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn”. Để có được nền kinh tế được cả thế giới biết đến này, Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, sử dụng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi hoàn toàn nền kinh tế của quốc gia. Về phát triển nông thôn, Hàn Quốc cũng nổi tiếng với “Phong trào Làng mới” (Saemaul Undong). Những năm 60-70, Hàn Quốc là một nước kém phát triển trên thế giới, được nhận xét là xã hội “thờ ơ, hỗn độn và vô vọng”, đói nghèo là điểm nổi bật, rượu, cờ bạc

tràn lan, người dân mất hy vọng vào tương lai, trông chờ vào viện trợ từ bên ngoài, hạ tầng cơ sở nghèo nàn. Năm 1970, 80% người dân nông thôn phải sống trong nhà mái lá và 80% không có điện thắp sáng, vẫn phải dùng đèn dầu.

Trước thực tế đó, “Phong trào Làng mới” được khởi xướng từ thập niên 70 bởi Tổng thống Park Chung Hee. Đây là phong trào phát triển nông thôn và cộng đồng hướng tới cải thiện điều kiện sống cho người dân nghèo trên toàn đất nước thông qua cải thiện thu nhập, hạ tầng, môi trường, xây dựng cộng đồng với sự tham gia của người dân và hỗ trợ của chính phủ, phát triển kinh tế gắn với văn hoá. Chính phủ đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong việc phát triển vùng nông thôn bao gồm: Mở rộng và nắn thẳng đường sá, làm lại mái nhà bếp và hàng rào, xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ công cộng. Khắp nơi đường sá được mở rộng. Đê điều được tu bổ, cầu cống được xây dựng. Làng xã phát triển với tốc độ chóng mặt. Người dân nông thôn đã lấy lại được sự tự tin sẵn có. Càng về sau các dự án môi trường càng tăng thêm. Đường ống nước và các phương tiện công cộng khác được tái thiết phù hợp với nông thôn mới. Chính sự thành công của các dự án môi trường đã mở đường cho các dự án tăng sản lượng. Năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng kể về kiến trúc cảnh quan và phát triển kinh tế. Sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân tăng đến 674 nghìn won tương đương 562 USD. Sự tăng trưởng của sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1974-1979 là 6,8%, giai đoạn 1980 - 1986 là 5,6%.

“Saemaulundong” đã được phát động cách đây hơn 40 năm nhưng dư âm của “Tinh thần Saemaul” vẫn thôi thúc người dân Hàn Quốc đến tận hôm nay. Một đất nước từng bị đô hộ từ cuối thể kỷ 19, xuất phát là một trong những quốc gia nghèo đói nhất, Hàn Quốc đã cất cánh trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, với thu nhập đầu người hiện nay vượt trên 20.000 USD.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, 6 bài học được rút ra từ phong trào Saemaulundong là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân nghèo; đào tạo cán bộ phát

triển nông thôn; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)