Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%)
2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ
1.Tổng thu ngân sách Triệu
đồng 451.579 494.244 530.863 109,448 107,409 105,53 2. Tổng chi ngân sách Triệu
đồng 441.571 487.817 520.268 110,473 106,652 105,61 3. Giá trị SXNN Tỷ đồng 1.180.837 1.265.694 1.308.292 107,186 103,366 103,47 4. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha đất nông nghiệp Tỷ đồng 64 67 75 104,69 111,94 105,42 5. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 41.081 38.084 40.276 92,70 105,76 99,34 6. Tổng đàn gia súc,
gia cầm hàng năm Con 48.234 60.637 62.745 125,71 103,48 109,16 7. Số trang trại hiện có Trang
trại 36 36 35 100,0 97,22 99,06 8. Độ che phủ rừng % 45 45 47 100,0 104,44 101,46 9. Diện tích trồng rừng mới ha 851 961,5 896 113,0 93,2 101,73 10. Diện tích trồng chè mới ha 200 221 230 110,5 104,07 104,76 11. Giá trị SXCN - Triệu 665.379 757.950 760.320 113,91 100,31 48,52
Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ TTCN đồng 12. Giá trị SX thương mại và dịch vụ Triệu đồng 236.220 274.016 319.228 116,00 116,49 238,19 13. Tỷ lệ hộ nghèo % 13,9 9,54 7,14 68,63 74,84 80,08 14. GDP BQ đầu người Triệu
đồng 12,38 14,62 16,54 118,09 113,13 110,13 15. Tốc độ tăng
trường kinh tế % 11,39 11,05 11,52 97,02 104,25 100,37
(Nguồn: Niên gián thống kê huyện Phú Lương )
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,2%/năm; giá sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt đạt 75,3 triệu đồng năm 2015. Sản lượng lương thực có hạt năm 2013 là 41.081 tấn, năm 2014 là 38.084 tấn, năm 2015 là 40.276 tấn tăng 5,76% so với năm 2014 và giảm 1,96% so với năm 2013. Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn năm 2014 là 38.084 con giảm 3,7% so với năm 2013, năm 2015 tăng 3,48% so với năm 2014. Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, quy mô công nghiệp. Toàn Huyện có 26 trang trại và 145 gia trại đang hoạt động khá ổn định. Công tác trồng mới và bảo vệ rừng cũng được quan tâm đúng mức, diện tích rừng trồng mới năm 2015 là 896 ha giảm 6,8% so với năm 2014, có trên 170 cơ sở chế biến gỗ góp phần nâng cao gía trị kinh tế từ rừng. Diện tích chè trồng mới, trồng lại bình quân đạt 217ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2015 đạt 41.000 tấn.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN): do chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm nên một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, sản phẩm tồn kho, khó tiêu thụ. UBND huyện đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP, ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tăng cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vào địa phương, phát huy lợi thế, đặc biệt là phát triển các làng nghề, các sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, khoáng sản, chế biến nông lâm sản; Số cơ sở sản xuất CN-TTCN đang hoạt động và có doanh thu khá là 1.245 cơ sở, có 29 làng nghề truyền thống. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,11%/năm, giá trị sản xuất đạt 760.320 triệu đồng năm 2015.
Năm 2015 tổng giá trị thương mại dịch vụ trên địa bàn Huyện đạt 319.228 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 16,49% so với năm 2014. Mạng lưới dịch vụ của Huyện phát triển khá, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho SXKD và đời sống phát triển rộng khắp. Tuy nhiên do du lịch chưa phát triển nên các dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch còn nghèo nàn. Nhìn chung, thương mại, du lịch, dịch vụ của Huyện còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 530.863 triệu đồng, = 102% KH tỉnh, = 98,6% KH huyện, tăng 9,448% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 520,268 triệu đồng, trong đó chi cân đối và các chương trình mục tiêu ước đạt 508.310 triệu đồng = 132% KH tỉnh, = 126% KH huyện giao. Công tác quản lý thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước đảm bảo đúng quy định, an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, ANQP của địa phương; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đến hết tháng 12/2015 đạt 43.85triệu đồng = 97,03% kế hoạch.
Dịch vụ tín dụng ngân hàng duy trì phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện đạt 20,7%, dư nợ trên 555 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách xã hội tăng 4,1%, dư nợ trên 256 tỷ đồng, phòng giao dịch ngân hàng TMCP công thương Việt Nam dư nợ trên 24 tỷ đồng. Quỹ tín dụng nhân dân Huyện Phú Lương vốn huy động 22,4 tỷ đồng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao, bưu chính viễn thông trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng. Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương; nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để kỷ niệm các ngày lễ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở các khu dân cư, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Như vậy trong những năm qua huyện cũng đã có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tăng truởng kinh tế trong những năm qua vẫn giữ mức ổn định. Thu nhập bình quân GDP đầu người năm 2015 đạt 16,54 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm dần qua các năm đời sống nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên bình quân thu nhập đầu người và bình quân lương thực trên đầu người còn thấp hơn nhiều so với của cả nước và của tỉnh Thái Nguyên (46,4 triệu đồng).
3.1.3. Đánh giá chung
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong Huyện, với các huyện trên địa bàn Tỉnh và các Tỉnh lân cận.
- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.
- Huyện nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km về phía Bắc, nơi có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của Tỉnh vàHuyện. Đây là lợi thế rất quan trọng để Huyện đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn quy hoạch, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, thế và lực được tăng cường là thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cho sự phát triển cao và có chất lượng hơn trong những năm tiếp theo.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hóa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ Huyện đến Xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.
- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.
năng lớn về du lịch với nhiều di tích lịch sử và cảnh quan đẹp,... Huyện cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng này.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá - đô thị hoá phát triển mạnh ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung một cách hiệu quả và bền vững, đưa huyện Phú Lương trở thành một đô thị giàu, đẹp và hiện đại.
* Khó khăn:
Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:
- Điểm xuất phát của nền kinh tế của Huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong Huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
- Nền kinh tế huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lượng, chất lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao.
- Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn, do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ứ đọng chất thải, ô nhiễm môi trường, các dịch vụ cơ bản về giáo dục còn nhiều bất cập, tệ nạn xã hội chưa ngăn chặn triệt để đang là vấn đề bức xúc.
- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều thiếu sót, công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư.
- Địa hình của Huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước.
- Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Phú Lương chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp, TTCN chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất CN - TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
Như vậy, khả năng tích lũy cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. Một số cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng
chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều.
Nhìn chung, tuy huyện Phú Lương còn có những khó khăn nhất định nhưng những thuận lợi cũng là cơ bản, tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Huyện đạt kết quả tốt.
3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.2.1. Tình hình hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương
Những năm gần đây, huyện Phú Lương đã áp dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền người dân, giáo dục, kinh tế... nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện nói chung và đối với hộ nông dân nghèo nói riêng.