Tình hình biến động dân số qua các năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC 14/13 15/14 (%) Tổng dân số 106.861 100 107.172 100 107.409 100 100,29 100,22 100,17

Phân theo giới tính: - Nam 52.286 48,9 52.438 48,9 52.555 48,9 100,29 100,22 100,17 - Nữ 54.575 51,1 54.734 51,1 54.854 51,1 100,29 100,22 100,17 Phân theo thành thị, nông thôn: - Thành thị 11.626 10,8795 11.660 10,8797 11.691 10,886 100,29 100,27 100,18 - Nông thôn 95.235 89,1205 95.512 89,1203 95718 89,115 100,29 100,22 100,16

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương)

Giống như hầu hết các huyện trong tỉnh, dân thành thị sinh sống trong địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 10,8795% năm 2013 và tăng không đáng kể trong 2 năm 2014 và 2015 với tỷ lệ là 10,8797% và 10,8855%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao và có xu hướng giảm nhẹ từ 89,1205% năm 2013 xuống còn 89,1203% năm 2014 và 89,1145% năm 2015.

b. Lao động

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các ngành dịch vụ chất lượng cao, trong các cơ sở y tế, nghiên cứu y học, trong các cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ,...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế còn chậm lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tương đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2013 chiếm 62% đến năm 2015 chiếm 57%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)