Số lượt khám chữa bệnh của người nông dân nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 120)

Đơn vị: Số lượt

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Trẻ em 2872 3084 3174 3284 3426 Người lớn 2647 2746 2816 2984 3184 Người già 1948 2173 2245 2374 2416

(Nguồn: Bệnh viện huyện Phú Lương)

Với các chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo, điều này đã giảm được gánh nặng về việc chăm sóc sức khỏe đối với các thành viên thuộc diện hộ nghèo nông thôn trên địa bàn Huyện. Ngoài ra, khi thu nhập được cải thiện người nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng dần tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, xóa bỏ cách điều trị truyền thống của người dân. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế cũng dần giảm bớt khó khăn, người dân cũng mạnh dạn đi khám chữa bệnh khi gặp các vấn đề sức khỏe. Chính quyền địa phương cũng đã có nhiều đợt khám bệnh miễn phí có đối tượng này nhằm sớm đưa ra những cảnh báo về sức khỏe để người dân sớm tình cách phòng tránh.

3.4.2. Những kết quả đạt đươc

- Tỷ lệ hộ nông dân nghèo đã giảm đi đáng kể, trong đó tỷ lệ tái nghèo không còn đáng kể.

- Các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực như: Hỗ trợ kỹ thuật, vốn... để nâng cao sản xuất cho các hộ nông dân nghèo.

- Đời sống của các hộ nghèo được tăng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh thuộc các hộ nghèo không còn hiện tượng bỏ học nhiều, số lượt khám chữa bệnh cũng tăng lên, cải thiện đời sống người dân.

- Hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ sản xuất: Mua các giống mới cho năng suất cao, thích hợp với môi trường địa phương được áp dụng. Các loại giống có tiềm năng kinh tế được người dân tiếp cận để thay đổi phương thức làm ăn, thay đổi quan niệm sản xuất kinh doanh.

- Chính quyền, ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp đã kết hợp để giúp các hộ nông dân nghèo được vay vốn ưu đãi, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển hướng từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng thị trường.

3.4.3. Hạn chế trong công tác nâng cao thu nhập của của hộ nông dân nghèo

- Thứ nhất, kết quả giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra; tốc độ nghèo không đồng đều giữa các khu vực nên việc áp dụng chính sách giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. - Thứ hai, trình độ nhận thức của người dân thuộc các hộ nghèo còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng dẫn nhiều đến công tác tuyên truyền cũng như mở các lớp hướng dẫn sản xuất kinh doanh có các hộ này, việc đào tạo trở lên không hiệu quả.

- Thứ ba, người nghèo đang được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ trực tiếp như BHYT, chính sách hỗ trợ giáo dục...dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên công tác rà soát, bình xét hộ nghèo hàng năm gặp nhiều khó khăn.

- Thứ tư, chưa có sự phối hợp lồng ghép giữa công tác cho vay vốn với công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nên việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo không hiệu quả. Dẫn đến tính trạng nợ xấu của các hộ nghèo gia tăng, tạo gánh nặng trong thu nhập cho họ.

- Thứ năm, trên địa bàn còn ít các nghề phụ để giảm thời gian nông nhàn trong người dân, bên cạnh đó vốn đầu tư thấp, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, giống cây trồng vật nuôi năng suất thấp nên thu nhập của các hộ dân, đặc biệt các hộ nghèo càng trở lên khó khăn

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm, mục tiêu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương Phú Lương

- Nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân nghèo trên quan điểm bền vững.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều hộ nông dân sau khi thoát nghèo nhưng do hoàn cảnh gia đình, điều kiện xã hội mà nhiều hộ nông dân đã tái nghèo. Chính vì vậy, cần phải nâng cao thu nhập người dân một cách bền vững, tạo công ăn việc làm ổn định để giảm tình trạng tái nghèo. Bên cạnh đó, cũng phải phát huy tác dụng nội lực chính bản thân của các hộ nghèo đó, đào tạo kiến thức sản xuất nông nghiệp, đào tạo sản xuất thêm các nghề phụ để ít phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo phải phù hợp với quy hoạch của địa phương. Huyện đang có định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động phù hợp với tình hình thực tại: Giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp, tăng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm tiếp theo, huyện cố gắng đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để thực hiện mục tiêu đã đề ra như: Khuyến khích sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trong nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn như tăng tỷ lệ chăn nuôi, đối với trồng trọt thì tăng tỷ lệ giống cây trồng năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân.

- Nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo phải trên cơ sở phát huy nội lực của hộ nông dân kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Muốn để các hộ nông dân thoát được hoàn cảnh nghèo này thì trước hết bản thân các hộ đó phải có mong muốn thoát nghèo, tránh các tệ nạn xã hội, chăm chỉ lao động và học hỏi những hộ có kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền như: Mở các lớp đào tạo sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề phụ, phát triển thị trường nông sản, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, thúc đẩy quá trình tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân, nhất là các hộ nông dân nghèo để có đủ vốn để mở rộng sản xuất sớm thoát được tình trạng nghèo.

- Nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân nghèo trên cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp với loại bỏ thủ tục lạc hậu. Là một huyện vùng núi của tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn nên có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức sản xuất, trình độ nhận thức của các hộ nông dân. Chính quyền cần kết hợp với các sở ban ngành giúp người nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học tiên tiến như: Sở nông nghiệp, Sở khoa học kỹ thuật, các trung tâm dạy nghề... Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền với người dân từ bỏ các thủ tục lạc hậu đã ăn mòn trong nếp nghĩ của người dân hằng trăm năm nay.

4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Lương đến năm 2020 đến năm 2020

- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế địa phương, căn cứ vào định hướng của các cấp chính quyền. Phú Lương đã đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 số hộ nghèo nông dân xuống còn 1,5%.

- Giá trị thu nhập của các hộ nghèo từ chăn nuôi chiếm trên 50%

- 45% các hộ nghèo được đào tạo chuyển đổi cơ cấu làm ăn, học nghề để nâng cao thu nhập.

- 40% các hộ nghèo có thêm nghề phụ để nâng cao thu nhập, giảm thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp

- Cải thiện rõ rệt đời sống của các hộ nông dân nghèo, trước hết là giáo dục: giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, y tế: nâng cao số lượt khám chữa bệnh của các hộ nghèo, đảm bảo các hộ dân đều có nước sạch để sinh hoạt...

- Cơ sở hạ tầng cho nông thôn được đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn nông thôn mới, đặc biệt giảm tỷ lệ tái nghèo tại một số địa phương trên địa bàn.

4.1.3. Định hướng giảm nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Lượng

- Giảm nghèo cho các hộ nông dân trước hết cần thực hiện đúng đắn các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong thời gian hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ chương chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân, sớm giúp các hộ nghèo thoát nghèo dựa trên những hộ trợ về tài chính, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi...để ngày càng cải thiện đời sống.

- Giảm nghèo cho hộ nông dân trước hết tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là vấn đề khá cấp bách hiện nay, cơ sở hạ tầng nông thôn đang xuống cấp khá nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Để áp dụng được khoa học kỹ thuật, trước hết cần cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, giúp người nông dân sớm áp dụng khoa học,máy móc trang thiết bị vào sản xuất, mở rộng quy mô.

- Giảm nghèo cần dựa vào các cấp chính quyền địa phương. Phú Lương là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, đây là địa bàn tập trung sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số nên có nhiều thủ tục, quan điểm cũng như trình độ nhận thức lạc hậu. Chính vì vậy cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ người dân.

- Giảm nghèo cho các hộ nông dân cần gắn liền với giảm nghèo đa chiều. Các hộ nông dân nghèo thu nhập thấp nên không có điều kiện chú ý đến nhà ở, y tế giáo dục, tiếp cận thông tin, điều kiện sống. Do vây, các cấp chính quyền không chỉ nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân này mà cần chú ý đến các chỉ tiêu khác để họ có khả năng giảm nghèo một cách bền vững, giảm tỷ lệ tái nghèo ở các hộ nông dân.

4.2. Giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân

4.2.1. Giải pháp chung để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương Phú Lương

4.2.1.1. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

- Về giao thông: Phú Lương có trục quốc lộ 3 đi các tỉnh phía Bắc và qua 8 xã và thị trấn của huyện. Tuy nhiên còn một khối lượng lớn khoảng 120 km đường liên xã, 440 km đường liên thôn chủ yếu là đường đất, cấp phối cơ bản đã bị hư hỏng do vận chuyển quá tải. Đặc biệt khu vực đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giao thông vô cùng khó khăn đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân, vì vậy cần cấp bách phát triển cứng hóa đường giao thông nông thôn.

- Về mạng lưới điện: Mặc dù 100% xã đã có điện, nhưng mạng lưới điện đến các hộ dân đặc biệt vùng sâu vùng xa còn khó khăn, không đảm bảo công xuất, điện rất yếu, đường dây không an toàn. Phát triển mạng lưới điện an toàn là vấn đề quan trọng đặt ra cho khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về thủy lợi: Hệ thống sông suối của huyện Phú Lương nhiều nhưng chưa được khai thác thủy lợi có hiệu quả, thiếu đầu tư các công trình thủy lợi. Địa phương lập các dự án phát triển các công trình thủy lợi nhỏ là vấn đề quan trọng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo nói riêng vùng xa trung tâm chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

4.2.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ hộ nông dân nghèo

Để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như:

- Hỗ trợ con giống giống trâu, bò dê; hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao như măng bát độ, cây vầu hoặc cây lâm nghiệp cho sản phẩm hoa quả như cây sấu, cây trám…

- Chính quyền kết hợp với tổ chức khuyến nông, khuyến lâm: hỗ trợ các hộ nông dân nghèo về quy hoạch vườn đồi, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao ngay trên chính đồi vườn của nông dân.

- Chính quyền có thể kết hợp với các đơn vị quân đội có đề án: vừa hỗ trợ nhân công vừa hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn đầu, từ đó bà con nông dân nghèo cùng làm sẽ học hỏi, có kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập bền vững.

4.2.2. Giải pháp riêng đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương cho hộ nông dân nghèo ở huyện Phú Lương

4.2.2.1. Giải pháp cho điều kiện bên ngoài

Khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn: Điều này rất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nhất là hộ nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Muốn cải thiện được thu nhập, trước hết cần có sự vào cuộc của các ban ngành địa phương, hội khuyến nông tìm những giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cũng cần có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với tự nhiên, mở rộng chăn nuôi để ít phụ thuộc vào nguồn đất. Ngoài ra, cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để hạn chế việc phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.

Khắc phục điều kiện đi lại khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây là việc làm cấp bách của địa phương trong việc nâng cao thu nhập của người dân nói chung và các hộ nông dân nghèo nói riêng.

Thứ nhất, khắc phục việc đi lại bằng cách: Bê tông hóa đường nông thôn để làm được việc này cần có sự chung tay giúp sức của chính quyền địa phương và nhân dân trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn, cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm, không chỉ ngồi đợi nhà nước làm cho.

Thứ hai, chính quyền cũng nên tìm các đối tác làm ăn, các nhà thương buôn trong việc tiêu thụ hàng hóa, giúp sản phẩm nông nghiệp làm ra có thị trường tiêu thụ, đối với các vùng sâu vùng xa cần nhanh chóng khắc phục việc đi lại khó khăn, chính quyền nên áp dụng các biện pháp quyết liệt cũng như xin nhà nước sơm xây dựng các tuyến đường đến các vùng khó khăn.

Ngoài ra, đối với sản xuất nông nghiệp cũng cần đưa ra chiến lược rõ ràng để nông nghiệp không còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên như: xây dựng mạng lưới điện nông thôn rộng khắp, mạng lưới điện đến tận nơi sản xuất để có khả năng tưới tiêu một cách dẽ dàng, thêm vào đó là xây dựng hệ thống kênh mương rộng khắp, tránh tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp nhất là vào thời kỳ vụ thu đông. Đối với các vùng hạn hán, khuyến khích người dân chuyển đổi hình thức làm ăn hoặc chuyển đổi cây trồng như từ lúa sang ngô, cây dược liệu...để người dân có thể canh tác và làm ăn trên chính mảnh đất của mình.

Khắc phục tình trạng sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi Để làm được việc này trước hết có sự vào cuộc của hội khuyến nông, đây là lực lượng tiên phong trong việc giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần tổ chức nhiều lớp tập huấn để người dân học được cách phòng chống, và có biện pháp kịp thời ngăn chặn sâu bệnh không gây thiệt hại lớn cho cây trồng vật nuôi. Hội khuyến nông cần thường xuyên giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 120)