Thực trạng chăn nuôi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Đơn vị: số con/hộ

Vật nuôi Yên Ninh Cổ Lũng Vô Tranh

Bò 3.50 3.00 4.60 Trâu 2.00 1.50 2.50 Lợn 2.50 4.00 4.20 Gà/vịt 22.00 21.00 29.00 Dê 15.00 24.00 17.00 Thỏ 12.00 15.00 11.00

Thai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ

Khai thác lâm sản

Như đã phân tích ở trên, đời sống nhân dân trên địa bàn Huyện Phú Lương còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, thiếu đất sản xuất, nhân dân không thường xuyên tiếp cận với cơ hội tìm kiếm việc làm bên ngoài. Thêm vào đó ranh giới giữa rừng và đất sản xuất chưa rõ ràng nên dẫn đến hiện tượng phá rừng, khai thác củi gỗ bừa bãi,… Những năm trước đây người dân vùng này cho rằng việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống trước mắt là vấn đề hiển nhiên, vì vậy khai thác gỗ rừng là hoạt động diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, và còn không đáng kể. Rừng chủ yếu là rừng trồng keo và bạch đàn. Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác gỗ keo, gỗ bạch đàn và củi với mục đích là cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Đối với các hộ điều tra chỉ diễn ra hoạt động khai thác lấy củ (thân, cành, ngọn cây khô) với mục đích chủ yếu là để đun và một số ít bán lấy tiền nhưng thu nhập không đáng kể.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ trong vùng được chia theo nhóm mà mỗi nhóm có công dụng, đặc tính riêng. Nhóm lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng, nhóm lâm sản ngoài gỗ theo dạng sống... Trong đó điển hình là người ta phân loại theo giá trị sử dụng như sau: 1. Nhóm dùng làm lương thực thực phẩm; 2. Nhóm dùng làm cây cảnh; 3. Nhóm dùng làm thuốc; 4. Nhóm dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ; 5. Nhóm cho tinh dầu….

Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Phú Lương chủ yếu dùng làm lương thực, thực phẩm như măng, có một số thuộc nhóm cây cảnh và thuốc nam nhưng số lượng không nhiều. Qua điều tra cho thấy phần lớn các loài tre nứa nhằm mục đích khai thác măng và thân cây. Các loài khác nhau có mùa vụ khai thác khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 5,6,7 vì đây là những tháng mưa nhiều măng mọc rộ. Số kg măng thu được trên hộ nhiều nhất là Yên Ninh trung bình khoảng 3.000kg/ha/năm. Tuy nhiên giá măng ngày càng lên cao sẽ ảnh hưởng đến sự khai thác có tính triệt để dẫn đến sự phát triển không bền vững nguồn thu nhập này.

Với lượng khai thác như trên tuy mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên này.

Có thể thấy, người dân mới chỉ tập trung khai thác nhóm lâm sản ngoài gỗ tre trúc là chính, phương thức khai thác là thủ công chặt, đào. ý thức người dân chỉ lo trước mắt nên nguồn thu nhập này khai thác cạn kiệt. Lãnh đạo Huyện cũng như người dân chưa hướng vào các loài lâm sản ngoài gỗ như cây cảnh, cây thuốc nam....

3.2.3.2. Tình hình thu nhập của hộ nông dân nghèo ở các Xã điều tra

Cũng giống như bao hộ dân ở các vùng núi và trung du phía bắc khác, nhu cầu về cuộc sống và thu nhập của hộ nông dân nghèo ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên luôn gắn liền với đất và đồi. Về nguồn thu nhập cũng rất đa dạng phong phú, ngoài những nguồn thu chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp, họ còn thu từ những nguồn như dịch vụ, sản xuất mặt hàng thủ công, làm thuê.

* Thu từ sản xuất nông nghiệp thuần túy

Với các hộ nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo thì nguồn thu từ nông nghiệp thuần túy là chủ yếu. Chính vì vậy, muốn nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân này cần phải thay đổi cơ cấu, thay đổi phương thức sản xuất của các hộ nông dân này.

Bảng 3.17: Thu nhập bình quân từ nông nghiệp thuần túy của hộ nông dân điều tra

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Xã Yên Ninh Xã Cổ Lũng Xã Vô Tranh

Trồng trọt Cây lương thực Cây khác 12,4 6,5 5,9 14,5 8,3 6,2 15,3 8,3 7,0 Chăn nuôi Gia cầm Gia súc 11,3 4,2 7,1 10,4 4,1 6,3 12,6 5,9 6,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy đối với các hộ nghèo thì trồng trọt vẫn là nguồn thu từ trồng trọt vẫn là chủ yếu, trong đó là các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn... đây là những cây truyền thống đã được người dân trồng từ lâu nên có nhiều kinh nghiệm. Nhưng hầu hết các giống cây trồng mà các hộ nông dân này trồng cho năng suất thấp, không có hiệu quả kinh tế như: Giống lúa khang dân, bao thai... Do

vậy, cần có sự hỗ trợ của nhà nước để cải tạo và đưa các loại giống mới vào sản xuất. Ngoài ra, các hộ nông dân trên địa bàn Phú Lương cũng trồng thêm cây chè tại các vùng đất cao, nhưng giá chè của Phú Lương thường không cao vì chất lượng chè còn thấp hơn các vùng khác.

Đối với chăn nuôi: Việc chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu tận dụng nguồn sản phẩm từ trồng trọt để tăng gia sản xuất mà vẫn chưa mở rộng sản xuất, sản xuất nhỏ lẻ. Bởi vậy chủ yếu nguồn thực phẩm này phục vụ cho nhu cầu gia đình, số lượng ít còn lại mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập. Gia súc ở đây việc chăn nuôi vẫn chủ yếu là để lấy sức lao động, mỗi nhà trung bình từ 2 đến 3 con, những con này sau khi sinh sản ra thì đem bán để có thu nhập mà chưa mở rộng sản xuất có quy mô, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là nhiều.

* Thu nhập từ lâm nghiệp

Phú Lương là một trong những huyện có tỷ lệ rừng tương đối cao, bởi vậy nhiều người dân có nguồn thu từ rừng nhưng rừng chủ yếu đã được giao khoán cho các hộ dân để các hộ dân này chăm sóc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)