5. Bố cục của luận văn
1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập, giảm nghèo đối với hộ nông dân
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Từ những kinh nghiệm nâng thu nhập cho nông dân tại các nước trên thế giới và những kinh nghiệm của các địa phương trong nước đề tài rút ra bài học kinh nghiệm đối với Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân là:
Thứ nhất, sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước là đặc biệt quan trọng đối với người dân vùng núi chậm phát triển đó là việc đầu tư để thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu cho miền núi như điện, đường, trường học, trạm xá, chú ý tới phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội để phấn đấu đưa nông nghiệp nông thôn miền núi phát triển bền vững, toàn diện. Việc đầu tư quy hoạch lãnh thổ gắn liền với quy hoạch vùng sản xuất. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Ban hành các cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ người nông dân nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển kinh tế hộ.
Thứ hai, xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các điển hình tiên tiến về nâng cao thu nhập, hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện, tạo thêm nhiều ngành nghề mới cho người nghèo để nâng cao thu nhập cho họ.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, các nguồn vốn vay phải được đưa vào phát triển sản xuất, đồng thời tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn và phổ biến sâu rộng cách làm ăn cho người nghèo.
Thứ tư, nâng cao tinh thần vươn lên thoát nghèo, tự nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân họ và gia đình cũng như hạn chế sự ỷ lại, trông chờ từ bản thân người nghèo…
Thứ năm, xây dựng và tìm kiếm thị trường đầu ra cho các mặt hàng nông sản mà người nông dân nghèo sản xuất ra.
Thứ sáu, đối với các gia đình là nông dân nghèo cần giảm thiểu đóng góp cho họ như miễn thu các khoản về an ninh, phúc lợi và các khoản đóng góp nghĩa vụ xã hội, và có thể miễn thu thuế ruộng đất cho gia đình.