Những nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân nghèo

1.1.2.1. Điều kiện bên ngoài

Đất đai: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, từng loại đất, chất lượng đất sẽ quyết định được năng suất và chủng loại cây trồng cho mỗi địa phương. Do vậy, địa phương nào có nhiều chủng loại đất thì địa phương đó sẽ đa dạng về cây trồng.

Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự đa dạng của giống vật nuôi cây trồng, khí hậu mỗi địa phương khác nhau nên cần phải chọn những giống cây trồng phù hợp với khí hậu địa phương đó, để có được năng suất cao. Ngoài ra, nhiều địa phương đã dựa vào đặc điểm này mà tạo ra được những sản phẩm đặc sản của địa phương, mang tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại đến từ địa phương khác.

Điều kiện đi lại: Nên nông nghiệp hiện nay cũng đã hội nhập, mang nhiều tính chất thị trường nên có được thị trường rộng lớn là nhân tố thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp. Do đó, điều kiện đi lại quyết định rất lớn đến khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nông sản của địa phương.

Tình hình sâu bệnh: Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều loại giống cây trồng vật nuôi mà sức kháng thể cao, đem lại năng suất lớn cho các hộ nông dân. Nhưng bên cạnh đó, các cây trồng vật nuôi hiện nay chịu nhiều bệnh mới khó kiểm soát, nên cần có sự tham gia của các cấp chính quyền trong việc kiểm soát bệnh tật trên giống cây trồng vật nuôi.

Cơ sở hạ tầng nông thôn: Hiện nay đã có nhiều chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: Đường xá, kênh mương...giúp cho việc sản xuất được thuận lợi hơn mà không phải dựa nhiều vào yếu tố tự nhiên. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp nông sản của địa phương có thể tiếp cận được thị trường mới và tiềm năng.

1.1.2.2. Yếu tố gia đình

Số lượng lao động: Sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào sức người, cơ giới hóa vẫn còn chậm. Thêm vào đó, nhiều vùng sâu, vùng xa nơi mà điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, đi lại khó khăn thì sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sức người.

Ốm đau bệnh tật: Sản xuất đã dựa nhiều vào sức người, nếu gia đình nào mà có người mắc bệnh thì giảm sức lao động lại một số người đi theo để chăm sóc những bệnh nhân đó, ảnh hưởng rất đến thu nhập của hộ nông dân đó.

Quản lý chi tiêu: Trình độ người nông dân, nhất là những vùng sâu vùng xa thường là rất thấp, nên khái niệm đầu tư để mở rộng sản xuất còn nhiều mơ hồ. Nhiều gia đình không quản lý chi tiêu chặt chẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất, thường xuyên phải nợ người khác, nợ ngân hàng không tập trung sản xuất được.

Có người mắc tệ nạn xã hội: Khi mà trình độ dân trí thấp nên dễ mắc các tệ nạn xã hội như nghiện rượu bia, chè, cờ bạc....vừa giảm sức lao động trong nông nghiệp, vừa giảm thu nhập của các hộ dân. Điều này càng dễ xảy ra khi mà trong nông nghiệp thời gian nông nhàn nhiều, trong khi ít nghề phụ để sản xuất, nhiều đối tượng đã mắc các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.

1.1.2.3. Sản xuất

Lười lao động: Mọi công việc đều cần phải chịu khó nhất là trong nông nghiệp, lao động chân tay là chủ yếu. Nếu không chịu khó, ham chơi, lười làm dẫn đến năng suất lao động thấp, ruộng đất bỏ hoang. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của hộ nông dân đó.

Giống cây trồng vật nuôi: Ngày nay, do khoa học kỹ thuật phát triển nhiều giống cây trồng vật nuôi đã được cải thiện đáng kể, nâng suất tăng cao, chống chịu được nhiều loại sâu bệnh. Đối với người nghèo thì việc sử dụng giống mới này gặp nhiều khó khăn vì giá giống này là tương đối đắt, nên nhiều hộ vẫn chọn những giống truyền thống nhưng năng suất thấp.

Dụng cụ sản xuất: Là một yếu tố quan trọng, nếu có dụng cụ tốt, có khả năng cơ giới hoá cao, người nông dân sẽ đỡ vất vả năng xuất lao động tăng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho hộ. Những năm gần đây các hộ có điều kiện cơ khí hoá trang bị thêm như máy bơm, máy tuốt lúa … nhằm giảm nhẹ công việc nặng nhọc cho mọi thành viên trong gia đình. Một đặc điểm của tư liệu lao động trong kinh tế hộ nông dân là tư liệu lao động phục vụ sản xuất nhiều khi dùng cho sinh hoạt và ngược lại đặc biệt ở những vùng núi.

Sự giúp đỡ của người khác: Với đặc thù của sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động, nên nhiều gia đình thiếu lao động sản xuất không có tiền để thuê đã đổi công cho người khác để thực hiện đúng tiến độ công việc, ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp cần có sự giúp đỡ người khác trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt kỹ thuật trong việc nuôi trồng những giống cây trồng vật nuôi mới.

Phương thức sản xuất: Yếu tố này thể hiện khả năng tiếp cận khoa học, tiếp cận thị trường. Nếu phương thức sản xuất hiện đại cần tiếp cận với trình độ khoa học tiên tiến điều này thường được thực hiện ở vùng đồng bằng, nơi có điều kiện tiếp cận. Nhưng đối với vùng núi, tiếp cận khoa học khó khăn, nên phương thức sản xuất nhỏ lẻ, vẫn mang tính truyền thống, tự cung tự cấp.

Nghề phụ và thời gian nông nhàn: Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là nhiều thời gian nông nhàn nhiều, nếu không có nghề phụ thì trong thời gian này không đem lại thu nhập nhiều cho các hộ nông dân. Nhiều nơi đã biết tận dụng lợi thế địa phương để phát triển ngành nghề địa phương như mây tre đan, nấu rượu, chăn nuôi...để tăng thu nhập, vừa tận dụng được các nông sản mà họ sản xuất ra.

Tiếp cận khoa học: Người nông dân thường có trình độ học vấn thấp nên vấn đề tiếp cận khoa học gặp rất nhiều khó khăn. Nên các tổ chức khuyến nông là cầu nối giữa khoa học với người nông dân, hướng dẫn người dân trồng trọt và

chăn nuôi cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn. Đối với vùng núi, điều kiện đi lại khó khăn, việc tiếp cận khoa học gặp nhiều khó khăn nên ít áp dụng được khoa học tiến tiến vào sản xuất.

1.1.2.4. Vốn sản xuất

Tài sản thế chấp: Đối với hộ nghèo thì vần đề tài sản thế chấp là rất khó khăn, nên việc vay vốn không được chấp nhận. Vậy, để có vốn để sản xuất cần có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, ngân hàng chính sách để những hộ nông dân nghèo có thể vay được vốn để mở rộng sản xuất.

Sợ vay ngân hàng, sợ thủ tục rờm ra: Người nông dân thường rất ngại tiếp xúc với các thủ tục hành chính, việc quản lý chi tiêu không hiệu quả dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng với mục tiêu đề ra. Nhiều hộ sợ không trả được vốn vay ngân hàng, không có chiến lược sử dụng vốn, ngại thủ tục vay vốn nên việc tiếp cận nguồn vốn chính thức gặp nhiều khó khăn.

Vay vốn từ người ngoài: Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn phi chính thức là thường xuyên, việc vay họ hàng, những người thân quen để có được vốn để sản xuất. Nhược điểm của nguồn vốn này nhỏ lẻ, thời gian trả nợ không rõ ràng nên khó có thể áp dụng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh lớn. Nên cũng cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận nguồn vốn chính thức.

1.2.1.5. Tổ chức xã hội và chính sách

Quan tâm của các tổ chức xã hội: Đối với nông thôn Việt Nam nói chung, và đặc điểm từng địa phương, sản xuất vẫn dựa nhiều vào cộng đồng. Đối với các hộ nghèo, cần sự quan tâm của các tổ chức xã hội quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra, các tổ chức này cũng là cầu nối để các hộ nông dân với ngân hàng chính sách và thay mặt ngân hàng chính sách giám sát việc thực hiện nguồn vốn vay.

Chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo: Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ về con giống, cây trồng, khoa học kỹ thuật và cả chi phí sản xuất. Đây là nguồn thúc đẩy quan trọng để người các hộ nghèo giảm được chi phí, vì đối với các hộ nghèo việc bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư sản xuất kinh doanh là vô cùng khó và đây cũng là bước đầu tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân

Chương trình đào tạo nghề: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thời gian rảnh nhiều cần phải đào tạo nghề làm thêm cho người nông dân để nâng cao thu nhập như trồng nấm, chăn nuôi, các lớp tập huấn sản xuất. Các lớp này thường đặt ngay tại địa phương, nhà nước hỗ trợ học phí để có thể thu hút được nhiều người đến học. Với việc đào tạo này, người dân có kiến thức chuyển đổi trong phương thức sản xuất của mình, giảm được thời gian nông nhàn, tăng thu nhập cho các hộ dân.

Chính sách hỗ trợ tín dụng: Việc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất là khá khó khăn vì các rào cản về thủ tục, về lãi suất...nên nhà nước đưa ra chính sách hộ trợ tín dụng nhằm giúp người dân tiếp cận nhiều hơn đối với nguồn vốn chính thức này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)