Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.

- Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong Huyện, với các huyện trên địa bàn Tỉnh và các Tỉnh lân cận.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

- Huyện nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km về phía Bắc, nơi có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của Tỉnh vàHuyện. Đây là lợi thế rất quan trọng để Huyện đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn quy hoạch, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, thế và lực được tăng cường là thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cho sự phát triển cao và có chất lượng hơn trong những năm tiếp theo.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hóa thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.

- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ Huyện đến Xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.

- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.

năng lớn về du lịch với nhiều di tích lịch sử và cảnh quan đẹp,... Huyện cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng này.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá - đô thị hoá phát triển mạnh ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung một cách hiệu quả và bền vững, đưa huyện Phú Lương trở thành một đô thị giàu, đẹp và hiện đại.

* Khó khăn:

Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của Huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong Huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Nền kinh tế huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lượng, chất lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao.

- Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn, do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ứ đọng chất thải, ô nhiễm môi trường, các dịch vụ cơ bản về giáo dục còn nhiều bất cập, tệ nạn xã hội chưa ngăn chặn triệt để đang là vấn đề bức xúc.

- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều thiếu sót, công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư.

- Địa hình của Huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước.

- Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Phú Lương chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp, TTCN chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất CN - TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.

Như vậy, khả năng tích lũy cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. Một số cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng

chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều.

Nhìn chung, tuy huyện Phú Lương còn có những khó khăn nhất định nhưng những thuận lợi cũng là cơ bản, tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Huyện đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)