Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

Đơn vị: nghìn đồng/sào

Chỉ tiêu Chi phí đầu tư Thu nhập

Giống Làm đất Thuốc sâu

Rau mầu và cây

lương thực 31 124 73 983 Cây ăn quả 62 102 65 1.645 Cây công nghiệp 53 132 84 1.736

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Đối với cây lương thực: Trên địa bàn huyện Phú lương vẫn chủ yếu là cây lúa nước trong đó: Năng suất lúa nước cao nhất đạt được ở xã Cổ Lũng với 86,94 tạ/ha, thấp nhất ở Yên Ninh với 82,41 tạ/ha. Rau đậu là cây trồng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Cổ Lũng, rau đậu thích hợp với điều kiện đất đai nơi đây nên được trú trọng phát triển tăng diện tích. Lúa nương là cây trồng vẫn được đông đảo các hộ dân tộc thiểu số tham gia trồng cấy tuy nhiên năng suất loại cây này chỉ đạt 66,37 tạ/ha thấp hơn nhiều so với lúa nước (80,22 tạ/ha), theo điều tra hộ thì phần diện tích này không đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, tuy nhiên hộ vẫn trồng vì thời gian nhàn rỗi và chi phí đầu tư thấp hầu như là tận dụng.

Cây công nghiệp trong đó cây chè là chủ yếu. Chè là cây đem lại hiệu quả cao nên được các hộ đầu tư phát triển mạnh nhất, diện tích và năng suất cao nhất đạt được ở Vô tranh. Trong đó nhiều giống chè mới được đưa vào trồng cho giá trị kinh tế cao như: Chè cành, chè đinh, chè nõn... bình quân mỗi hộ có 0,23 ha với năng suất chè đạt 64,73 tạ/ha.

Đối với cây ăn quả như chuối cho thu hoạch bình quân là 46,12 tạ/ha, cam là 45,18 tạ/ha, hồng 24 tạ/ha... Hộ dân tộc kinh tập trung mở rộng diện tích chuối và

cam. Đây cũng là hướng đi đúng giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập mà các cấp chính quyền đang khuyến khích các hộ dân phát triển.

Như vậy các hộ mạnh dạn đầu tư như hộ khá, hộ NLKH, hộ dân tộc Kinh luôn có năng suất cao hơn các loại hộ khác, bên cạnh đó hộ được các dự án hỗ trợ kỹ thuật và vốn như Vô Tranh, Yên Ninh cũng đang mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các loại cây trồng chủ đạo nhằm tăng thu nhập.

Chăn nuôi

Vật nuôi chính và phổ biến nhất trên vùng nghiên cứu là trâu, bò, lợn, gà. Có 88% hộ nuôi bò trâu, 7% hộ nuôi bò đàn. Trâu bò được xem là tài sản có giá trị trong nhà, phát triển chăn nuôi bò tập trung ở một số hộ và hình thức chăn nuôi là chăn thả hoặc thả rông ở vườn, cánh đồng, bãi cỏ. Mỗi hộ gia đình cho xuất chuồng trung bình từ 2-3 lứa lợn mỗi năm, mỗi con từ 85kg - 100kg. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi gia cầm với số lượng khoảng 20 -30 con/hộ. Ngoài ra, các mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển rộng trên địa bàn nghiên cứu, tổng số gia cầm tại 3 xã điều tra là 8.356 con. Chăn nuôi gia cầm đang được các hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Điều tra hộ cho thấy nuôi trồng thủy sản rất kém phát triển (6% số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản) điều này cũng cho biết địa hình địa thế khó khăn nhiều đồi núi ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên nếu hộ phát triển được nuôi trồng thủy sản thì nguồn thu nhập này rất cao. Một số hộ cũng đang tiến hành mô hình đào ao thả cá với một số loài phổ biến như cá chép, rô phi đơn tính và cá chắm cỏ, tuy nhiên thu nhập đem lại không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)