Thực trạng về lao động việc làm huyện Phú Lương 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)

STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 BQ 1 Tình hình DS, LĐ

trên địa bàn huyện:

- Dân số: Người 106.861 107.172 107.409 100,29 100,22 100,17 - Lao động: Người 72.865 75.238 77.159 103,26 102,55 101,92 2 Tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%) Người 68,19 70,2 71,84 102,95 102,34 101,75 3

Số Lao động được tạo

việc làm mới. Người 2.684 2.915 3.113 108,61 106,79 105,06 4

Tỷ lệ sử dụng thời gian

LĐ ở nông thôn. % 81 82,4 83 101,73 100,73 100,81 5

Số Lao động được đào

- Trong đó đào tạo qua trung tâm Dạy nghề

huyện. Người

1362 703 755 51,62 107,40 82,14

6

Cơ cấu LĐ theo ngành (%)

%

100% 100% 100% 100,00 100,00 100 - Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản. 62 59,5 57 95,97 95,80 97,23

- Công nghiệp, tiểu thủ

CN & xây dựng. 22,5 24 25,5 106,67 106,25 104,26 - Thương mại, dịch vụ. 14,5 15 15,5 103,45 103,33 102,24

- Khác. 1 1,5 2 150,00 133,33 125,99

(Nguồn: Phòng Lao động - TB & XH huyện Phú Lương) 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bước được quan tâm nâng cấp.

- Về giao thông: Phú Lương có vị trí lợi thế giao thông trên trục quốc lộ 3 đi các tỉnh phía Bắc với tổng chiều dài 38 km xuyên suốt 8 xã và thị trấn của huyện. Có hai đầu mối giao thông đi các huyện Đại Từ - Định Hóa sang Tuyên Quang. Các tuyến quốc lộ đang được hoàn thiện đảm bảo giao thông thuận tiện. Có 16 xã, thị trấn đã có đường giao thông đến tận trung tâm xã, hầu hết các xã đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn một khối lượng lớn khoảng 120 km đường liên xã, 440 km đường liên thôn chưa được rải nhựa, chủ yếu là đường đất, cấp phối song cơ bản đã bị hư hỏng do vận chuyển quá tải. Còn nhiều xóm chưa có đường cho xe cơ giới đến trung tâm xóm.

- Công tác giải phóng mặt bằng và Đầu tư xây dựng: Năm 2015, công tác thu hút đầu tư xây dựng gặp khó khăn do mục tiêu kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án, việc khởi công mới ít, chủ yếu là các công trình chuyển tiếp, công trình cải tạo, nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới; tổng kế hoạch vốn trong năm được ghi 89.949 triệu đồng để triển khai thực hiện 156 công trình các loại. Với các công trình, dự án được đầu tư, UBND huyện đã tập trung chỉ

đạo các ngành chức năng thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, tài sản trên đất thực hiện các dự án không hỗ trợ tiền GPMB; tổ chức kiểm điểm, lập phương án dự toán và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ GPMB theo đúng quy định (thực hiện bồi thường GPMB 19 dự án với kinh phí 27.306 triệu đồng).

- Hệ thống điện: Trong những năm qua Huyện đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong Huyện. Đến nay toàn huyện có 16/16 xã đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đường điện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.

- Thông tin liên lạc: Trong nền kinh tế thị trường, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Người nông dân cần có thông tin kinh tế chính xác từ đó đưa ra các quyết định về sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này, huyện Phú Lương đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị trấn trong toàn Huyện. Đến nay hệ thống bưu điện đã phục vụ được 100% dân cư. Tất cả các xã đều có điện thoại, mạng lưới truyền thanh truyền hình Trung ương cũng được phát triển hầu khắp các xã. Tồn tại cơ bản là cơ sở vật chất kỹ thuật còn đơn giản, lượng thông tin cung cấp cho nông dân trong Huyện còn ít, chất lượng thông tin còn chưa cao.

- Về Thủy lợi: Phú Lương có mật độ sông, suối lớn, trữ lượng thủy văn cao, tập trung ở một số sông lớn: Sông Đu, Sông Cầu và một số phụ lưu Sông Cầu. Hầu hết các xã đều có các sông suối chảy qua, khá thuận thiện cho công tác thủy lợi, vận chuyển lâm sản. Trong năm 2015 công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão được quan tâm thực hiện, đảm bảo các biện pháp an toàn trong mùa mưa bão; các công trình thủy lợi vừa phát huy hiệu quả chống lũ, vừa phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản; sản lượng nuôi trồng đạt 731 tấn.

3.1.2.3. Văn hóa, Giáo dục, y tế

Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu như phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững được do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế.

Về văn hoá: huyện Phú Lương gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống xen lẫn nhau. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của Huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm Huyện. Với vị trí sinh sống như vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

Giáo dục: Về cơ bản đã xóa bỏ phòng học tạm, đã và đang xây dựng mới kiên cố. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học liên tục được tăng cường. Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được thực hiện và duy trì tốt, đến nay Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 16 xã, thị trấn duy trì tốt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tập trung đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia đến nay là 45/63 trường đạt 71,4%. Trong đó, Mầm non 12/19 trường đạt 63,15% (03 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), tiểu học 25/27 trường (01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), THCS đạt 8/17 trường.

Về y tế: Công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện và trạm y tế các xã, thị trấn đã dần đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là khám sức khỏe cho đối tượng có BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi, tổ chức tiêm chủng định kỳ cho trẻ em đảm bảo đủ mũi, an toàn (khám chữa bệnh cả năm ước đạt 97.490 lượt = 130% KH). Công tác y tế dự phòng được duy trì, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, kịp thời xử lý các bệnh dịch nguy hiểm như tay - chân - miệng, cúm A H5N1, H1N1 và một số bệnh truyền nhiễm khác, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến nay, toàn huyện có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

thực hiện chính sách dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20,5%.

3.1.2.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội

Năm 2015, HĐND và UBND huyện quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra do vậy kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế xã hội bảng 3.5:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)