Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu

* Số lượng hộ nông dân nghèo giảm

Trong những năm qua, huyện Phú Lương đã áp dụng nhiều chính sách và các biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ hộ nông dân nghèo trên địa bàn. Nâng cao thu nhập và đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện.

Bảng 3.31: Tỷ lệ hộ nông dân nghèo của huyện Phú Lương

Đơn vị:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Vùng bắc và tây bắc (Gọi

tắt là phía bắc) 23,9 22,5 21,4 21,03 20,5 Vùng phía đông 22,6 22,4 21,5 20,7 20,1 Vùng phía nam và trung

tâm huyện 22,5 21,6 20,5 19,7 18,5

Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng số hộ nông dân nghèo đang có xu hướng giảm ra tại 3 vùng trên địa bàn huyện Phú Lương. Đây là sự lỗ lực của các cấp chính quyền địa phương trong việc nâng cao thu nhập của các hộ nông dân bằng các biện pháp tích cực đã được thực hiện như: Mở các lớp tập huấn sản xuất kinh doanh, khuyến khích người dân mở các nghề phụ... Do đó đời sống người nông dân ngày càng cải thiện, tệ nạn xã hội đặc biệt là ở nông thôn đã giảm rõ rệt. Bên cạnh đó các tổ chức hội cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, giúp đỡ những hộ nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cũng nhau vượt khó.

* Tỷ lệ trẻ em các hộ nghèo bỏ học giảm

Xác định việc học là rất quan trọng đối với trẻ em nhất là trẻ em thuộc các hộ nghèo trên địa bàn. Huyện cũng đã áp dụng nhiều chính sách như: Giảm học phí cho học sinh thuộc đối tượng gia đình nghèo, tặng sách vở, xe đạp cho những học sinh có thành tích cao trong quá trình học...Giúp giảm bớt gánh nặng học tập cho những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Bảng 3.32: Tỷ lệ bỏ học của học sinh thuộc hộ nông dân nghèo

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Học sinh tiểu học 9,1 8,3 7,4 7,2 6,1 Học sinh THCS 11,3 10,4 9,5 8,7 8,4 Học sinh THPT 13,4 12,6 12,8 11,6 11,2

(Nguồn: Phòng Lao động -TBXH huyện Phú Lương)

Đối với người nông dân, đặc biệt là những hộ nông dân nghèo việc học là một gánh nặng đối với gia đình. Nên việc học của con em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không được chú trọng, các em nghỉ học để giúp bố mẹ tham gia sản xuất nông nghiệp, tạo thêm thu nhập. Trong những năm gần đây, việc học của con em hộ nghèo đã được cải thiện, số lượng học sinh bỏ học có xu hướng giảm, người dân cũng dần nhận thức vai trò của việc học đối với con em mình. Bên cạnh đó, do thu nhập của các hộ dân này cũng được tăng lên và với sự quan tâm của các cấp chính quyền vận động người dân khuyến khích trẻ em, nhất là trẻ em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Đây là kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao thu nhập của các hộ nông dân nghèo.

* Số lượt khám chữa bệnh tăng

Khi người nghèo mắc bệnh đây là một điều rất lo ngại vì chi phí khám chữa bệnh thường rất cao trong khi thu nhập của người nghèo là rất ít. Những người mắc bệnh thường xuyên tìm đến các thầy lang trong vùng để chưa bệnh nhưng hiệu quả không cao.

Bảng 3.33: Số lượt khám chữa bệnh của người nông dân nghèo

Đơn vị: Số lượt

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Trẻ em 2872 3084 3174 3284 3426 Người lớn 2647 2746 2816 2984 3184 Người già 1948 2173 2245 2374 2416

(Nguồn: Bệnh viện huyện Phú Lương)

Với các chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo, điều này đã giảm được gánh nặng về việc chăm sóc sức khỏe đối với các thành viên thuộc diện hộ nghèo nông thôn trên địa bàn Huyện. Ngoài ra, khi thu nhập được cải thiện người nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng dần tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, xóa bỏ cách điều trị truyền thống của người dân. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế cũng dần giảm bớt khó khăn, người dân cũng mạnh dạn đi khám chữa bệnh khi gặp các vấn đề sức khỏe. Chính quyền địa phương cũng đã có nhiều đợt khám bệnh miễn phí có đối tượng này nhằm sớm đưa ra những cảnh báo về sức khỏe để người dân sớm tình cách phòng tránh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)