Kinh nghiệm nâng cao thu nhập nhằm giảm nghèo cho hộ nông dân ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập, giảm nghèo đối với hộ nông dân

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập nhằm giảm nghèo cho hộ nông dân ở

số địa phương của Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm của Huyện Quế Phong - Tỉnh Nghệ An

Quế Phong là Huyện miền núi của Tỉnh Nghệ An. Huyện có biên giới giáp Lào, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đây là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, và nằm trong chương trình 30a của chính phủ được sự hỗ trợ của nhà nước về cơ sở hạ tấng, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Trong những năm qua, Chính quyền địa phương và người dân trong Huyện đã không ngững nỗ lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt là nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững và giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 50,53% năm 2011 xuống còn 38,27% năm 2014

Huyện có nhiều chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo như triển khai các mô hình sản xuất chăn nuôi đến từng hộ dân. Bên cạnh giúp đỡ bằng vật chất, lãnh đạo nông nghiệp còn trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo phương thức làm ăn dựa trên điều kiện thực tế của từng gia đình - đó là cách làm hiệu quả trong thời gian qua của các cơ quan, đơn vị khi được giao nhiệm vụ nhận giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo.

Ngoài mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, tại một số thôn bản vùng núi cao, lãnh đạo và người dân địa phương đã thực hiện chính sách Hạ sơn và trồng lúa nước ở vùng thấp. Cán bộ Huyện và lãnh đạo Xã đã vận động thành công các hộ đồng bào DTTS người H’mông về tái định cư tại bản mới. Tại Xã Tri Lễ năm 2004 đã vận động được 50 hộ hạ sơn tại bản mới cạnh đường cái, nhưng do điều kiện sống mới gặp nhiều khó khăn (chưa có nước sạch, điện, thủy lợi) đến năm 2008 các hộ lần lượt quay trở lại bản cũ. Nhưng nhờ sự kiên trì của lãnh đạo xã, tiên phong xây dựng nhà kiên cố, xây hồ trữ nước. Một số gia đình ở lại đã trồng lúa nước trên diện tích 2000m2 (1 vụ) và được xã hỗ trợ 100% giống. Thời gian đầu do đất mới nên năng suất không cao nhưng không vì thế mà họ nản lòng. Đến năm 2011, diện tích trồng lúa nước của các hộ tăng lên 5000m2 (2 vụ), lúc này lúa cho năng suất cao, đạt 5-6 tấn/ha/vụ. Thấy các hộ ở lại phát triển kinh tế, các hộ ở bản cũ lại xuống bản

mới để sản xuất và sinh sống. Đến năm 2014, tại xã Tri Lễ đã có 94 hộ hạ sơn, xây nhà và canh tác, tổng diện tích trồng lúa tại bản mới là 10,2 ha, cho thu nhập từ 600.000 đến 1.000.000 đồng/người/tháng. Chính sách hạ sơn trồng lúa nước, hỗ trợ giống và tinh thần tiên phong của lãnh đạo địa phương đã giúp các hộ DTTS có thu nhập ổn định và thoát nghèo.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu

Phong Thổ là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Lai Châu. Huyện có 28 xã, thị trấn thì có đến 13 xã biên giới, 15 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế còn chậm phát triển. Kể từ khi có Nghị quyết 30a của Chính phủ, cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của người dân.

Năm 2008 trở về trước, khi chưa có Nghị quyết 30a thì chỉ có một số xã trong huyện có điện. Hiện nay, 100% số xã của huyện đã được đầu tư lưới điện đến trung tâm xã. Về công tác xóa đói giảm nghèo, mỗi năm, huyện Phong Thổ giảm được 5 - 6%. Triển khai các chương trình của tỉnh Lai Châu như chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển cây cao su… huyện đã trồng được trên 1.000 ha cao su, đến nay bắt đầu cho thu hoạch. Phong Thổ cũng đang hình thành một số cánh đồng mẫu lớn. Đặc biệt, trong khoảng 2, 3 năm trở lại đây, Phong Thổ đã phát triển cây chuối và cho thu nhập khá cao, từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm. Dự kiến thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng diện tích trồng chuối, cao su trên địa bàn huyện, đồng thời bước đầu đưa các giống cây có giá trị kinh tế vào sản xuất. Ngay trong năm 2015 này, huyện sẽ trồng thử nghiệm khoảng 20 ha cây mắc-ca. Nhờ những kết quả tích cực từ Nghị quyết 30a, nhân dân các dân tộc của huyện Phong Thổ thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và từ đó tự mình vươn lên thoát nghèo. Cho đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ trên 58% năm 2009 xuống còn 26% năm 2015. Thu nhập của người dân từ 12 triệu đồng/người/năm.

Phong thổ có 97% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số… nên việc phát triển kinh tế xã hội ở Phong Thổ nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ sản xuất không đồng đều, còn phải kể đến tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện đã tạo mọi điều kiện để nhiều người nghèo trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các tổ chức

hội, đoàn thể… Trên cơ sở đó, đã có ngày càng nhiều hộ dân có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Phong Thổ vào phát triển kinh tế gia đình, thời gian qua, đời sống bà con bản Phai Cát 1, xã Khổng Lào đã không ngừng được cải thiện. Trước năm 2010, số hộ đói, nghèo ở bản Phai Cát 1 lên tới 28 hộ, chiếm gần 60%. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là việc tạo điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi nên nhiều hộ trong bản đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến đầu năm 2016, bản Phai Cát 1 chỉ còn 10 hộ nghèo, không còn hộ đói. Theo thống kê, chỉ riêng Chi hội Phụ nữ bản Phai Cát 1 đã đứng ra ủy thác giúp hội viên vay trên 1,7 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Hướng đến tạo ra hiệu quả sử dụng vốn vay cao nhất và thiết thực hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, Chi nhánh Ngân hàng CSXH ở huyện vùng cao Phong Thổ còn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân để nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và phát triển sản xuất 10.

1.2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ

Tân Sơn là huyện miền núi, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn nên Tân Sơn là một trong những huyện nghèo của cả nước. Với dân số gần 80 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 82% chủ yếu đồng bào dân tộc Mường, huyện Tân Sơn hiện có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 24,43%, trong đó số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 92% tổng số hộ nghèo. Thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, với nguồn kinh phí được hỗ trợ, huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Toàn huyện có 182/195 khu có điện lưới quốc gia, tỷ lệ sử dụng điện tăng từ 84% (năm 2008) lên 95,09% (năm 2015); 17/17 xã đã có đường nhựa vào trung tâm; 100% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1; tỷ lệ phủ sóng di động đạt 95%... Huyện đã huy động sự tham gia “chung sức, đồng lòng” của khối đại đoàn kết toàn dân nhằm đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững26.

Huyện Tân Sơn xác định trọng tâm phát triển kinh tế là thu hút đầu tư vào các ngành mà địa phương có sẵn nguồn lực như Du lịch, trồng và chế biến nông lâm sản…

Về lĩnh vực du lịch, huyện sở hữu điểm du lịch lý tưởng Vườn Quốc gia Xuân Sơn rộng hơn 15.000 ha với độ che phủ rừng lên tới 84%. Đặc biệt, một ngày ở Xuân Sơn, thời tiết có nét đặc trưng của 4 mùa: buổi sáng mát mẻ của mùa Xuân, buổi trưa ấm áp của mùa Hè, buổi chiều hiu hiu như mùa Thu, buổi tối trời se lạnh như mùa Đông. Xuân Sơn có 16 hang động đá với thạch nhũ đẹp, đa dạng. Bên cạnh VQG và hang động, du khách khi đến Tân Sơn còn có cơ hội tìm hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, thưởng thức những đặc sản như: Lợn lửng, Gà chín cựa, thịt chua, Lúa nếp thơm...

Đối với lĩnh vực trồng và chế biến nông lâm sản, trong 68.000 ha tổng diện tích tự nhiên thì diện tích đất lâm nghiệp của Tân Sơn chiếm tới 61.089ha (trong đó diện tích rừng đặc dụng là 15.048ha, diện tích rừng phòng hộ là 9.540,3ha, diện tích rừng sản xuất 36.590,7ha). Vì thế ngay sau khi thành lập, UBND huyện Tân Sơn đã xác định phát triển kinh tế đồi rừng là nhiệm vụ mục tiêu kinh tế mũi nhọn của huyện. Từ năm 2008, UBND huyện đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế đồi rừng, theo đó, hàng năm đều tiến hành triển khai trồng mới từ 1800 - 2000 ha gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các loại cây trồng chủ yếu của huyện là chè, sơn, các loại cây nguyên liệu cho ngành giấy… Trung bình mỗi năm, Tân Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 70 - 90 nghìn m3 gỗ, đem lại doanh thu khoảng 56 - 72 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 - 20 nghìn lượt lao động tham gia, góp phần tích cực vào công tác nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân địa phương27.

Huyện Tân Sơn đã chú trọng hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân thông qua việc phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế đồi rừng để có những chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và đất để trồng rừng sản xuất cho các hộ; hỗ trợ phân bón, khai hoang, giống, xây dựng mô hình khuyến lâm, khyến nông, khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cũng như xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng được huyện chú trọng và coi đây là một hướng giải quyết việc làm đối với địa phương, đến nay đã có gần 1.000 lao động của huyện được xuất cảnh, giúp tăng thu

nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Từ năm 2009 đến hết năm 2014 số lao động được qua đào tạo nghề, tập huấn gần 15.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng lên trên 40% 28.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)