1.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học kiến tạo,
vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
1.5.1.1. Nội dung điều tra
Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học kiến tạo và vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra trên quy mô nhỏ đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 4, lớp 5 của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Số lượng giáo viên được điều tra: 20 (trong đó tất cả 20 người đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm công tác dạy học ở tiểu học trên 5 năm).
Việc điều tra tập trung vào các vấn đề sau:
-Câu hỏi 1: Thế nào là kiến tạo? Thế nào là dạy học theo quan điểm kiến tạo?
- Câu hỏi 2: Vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh?
1.5.1.2. Kết quả điều tra
Qua thăm dò từ phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1.1. Bảng khảo sát thực trạng giáo viên (Vấn đề 1; 2)
Câu hỏi
Ý kiến Trả lời đúng, đầy đủ Trả lời đúng,
chưa đầy đủ Trả lời chưa đúng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Câu hỏi 1 12 60% 6 30 % 2 10% Câu hỏi 2 12 60% 6 30 % 2 10%
Theo bảng số liệu trên thì phần lớn giáo viên đã có kiến thức lí luận về dạy học kiến tạo và nắm được vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, tuy chưa đầy đủ và chính xác hoàn toàn.
-60% (12/20) giáo viên được khảo sát có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về lí luận của dạy học kiến tạo cũng như vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh.
-30% (6/20) giáo viên nhận thức đúng xong chưa đầy đủ các kiến thức lí luận cũng như vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
-10% (2/20) giáo viên nhận thức chưa đúng về những nội dung mà mình được hỏi.
Sở dĩ có kết quả khảo sát như trên là bởi: phần lớn giáo viên tiểu học đã có kiến thức lí luận về dạy học kiến tạo, họ nói rằng họ được tiếp nhận nguồn kiến thức này thông qua công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và qua sách, báo tạp chí giáo dục. Nhờ nắm được kiến thức lí luận về dạy học kiến tạo nên giáo viên đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
1.5.2. Thực trạng việc thiết kế, sử dụng tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong môn Toán lớp 4 ở trường tiểu học
1.5.2.1. Nội dung điều tra
Để tìm hiểu về việc thiết kế, sử dụng tình huống dạy học kiến tạo trong môn Toán lớp 4 ở trường tiểu học, chúng tôi tập trung vào vấn đề sau:
-Câu hỏi 1: Cơ sở nào sau đây là quan trọng nhất trong việc nghiên cứu để viết kế hoạch bài dạy:
A. Sách giáo khoa
B. Sách giáo viên và thiết kế bài dạy
C. Đặc điểm trí tuệ học sinh và kiến thức bài dạy
- Câu hỏi 2: Việc sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo trong quá trình dạy học diễn ra với tần suất như thế nào?
1.5.2.2. Kết quả điều tra
Qua phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1.2. Bảng khảo sát thực trạng giáo viên (Câu hỏi 1)
TT Căn cứ viết kế hoạch bài dạy Số lượng Tỉ lệ 1 Sách giáo khoa 4 20 % 2 Sách giáo viên và thiết kế bài dạy 13 65 % 3 Đặc điểm trí tuệ học sinh và kiến
thức, kỹ năng cần đạt của bài học 3 15 %
Bảng 1.3. Bảng khảo sát thực trạng giáo viên (Câu hỏi 2)
Tần suất Số lượng Tỉ lệ Thường xuyên 3 15 % Ít sử dụng 13 65 % Không sử dụng 4 20 %
Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy được phần lớn giáo viên chưa thoát ly ra khỏi được sách giáo viên và thiết kế bài dạy trong quá trình nghiên cứu kế hoạch bài dạy. Theo chúng tôi, dạy học theo quan điểm kiến tạo tức là giáo viên phải nắm được đặc điểm trí tuệ của từng em, khả năng của những thao tác trí tuệ hiện đại, trên cơ sở đó có những dự kiến để xây dựng các tình huống toán học phù hợp. Có như vậy mới tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực, tự giác và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng các cấu trúc nhận thức mới.
Nói tóm lại, đa số giáo viên đã nắm được tinh thần của lí thuyết dạy học kiến tạo và tầm quan trọng của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, việc nắm vững kiến thức này mới chỉ ở mức độ lí thuyết, chưa thực sự áp dụng vào trong quá trình dạy học. Chính vì vậy số lượng giáo viên có sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào dạy học
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng chưa nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên có thể do:
-Chưa có lớp bồi dưỡng, đào tạo cụ thể cách thức thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn Toán nên trong các tiết dạy cụ thể giáo viên còn e ngại trước việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo.
-Thời gian cho một tiết học có hạn, nếu các tình huống dạy học kiến tạo mà giáo viên xây dựng chưa sát với thực tế nhận thức của học sinh sẽ vô tình tạo ra những trở ngại trong việc tự tiếp thu những tri thức mới ở các em.
-Khả năng ghi nhớ, vận dụng những kiến thức đã học và vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mỗi học sinh là không giống nhau. Để có thể xây dựng một tình huống dạy học kiến tạo kiến thức sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh thì người giáo viên cần nắm vững đặc điểm nhận thức của từng em, biết được trong những kiến thức đã học có liên quan tới việc xây dựng kiến thức mới thì có những kiến thức nào học sinh còn nhớ, những kiến thức nào học sinh đã quên,… Việc làm này tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp tốt.
-Số lượng học sinh trong một lớp khá đông khiến cho việc sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác đôi khi còn khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao.
-Do chưa có tài liệu cụ thể nào nghiên cứu chuyên sâu về thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo trong dạy học môn Toán nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Kết luận chương 1
Từ những nghiên cứu trên đây chúng ta thấy rằng, trí tuệ con người có lịch sử phát sinh, hình thành và quá trình phát triển. Đó là kết quả của quá trình kiến tạo của mỗi cá nhân, là quá trình người học huy động những kiến thức và kỹ năng có trong kinh nghiệm để thực hiện sự thích nghi với môi trường toán học bằng hai hoạt động cơ bản: đồng hóa và điều ứng. Nhiệm vụ của dạy học là làm cho trí tuệ của học sinh ngày càng phát triển cao hơn cả về mặt số lượng và chất lượng. Để giúp học sinh phát triển trí tuệ một cách vững chắc cần phải bắt đầu từ những phát hiện và bồi dưỡng những năng lực kiến tạo cho người học.
Hoạt động dạy và học theo quan điểm kiến tạo phải được thực hiện một cách đồng bộ từ việc tạo ra môi trường học tập có khả năng làm mất sự công bằng nhận thức ở mỗi học sinh. Tình huống đó phải kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh và học sinh có khả năng huy động những kiến thức, kỹ năng đã có để tiến hành các hoạt động đồng hóa hay điều ứng để hiểu được tình huống đó. Tức tình huống phải phù hợp với trình độ của mỗi học sinh. Thiết kế hệ thống các hoạt động tương ứng, điều khiển học sinh tiến hành các hoạt động đó để tiến tới sự thích nghi với tình huống. Có thể mô tả quá trình dạy học toán theo quan điểm kiến tạo như sau: Kiến thức đã có -> Dự đoán -> Kiểm nghiệm (thất bại) -> Thích nghi -> Kiến thức mới. Quy trình này tạo cho học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động, có sự hợp tác trong học tập giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, từ phía người lớn. Trong học tập, học sinh được chủ động thực hiện các tác động lên tình huống, tự dự đoán kết quả, tự kiểm chứng dự đoán và đi đến khẳng định dự đoán và rút ra kiến thức cần thiết cho bản thân người học.
Thông qua khảo sát tại một số trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên tiểu học đã có nhận thức về kiến thức lí luận và vai trò của phương pháp dạy học kiến tạo trong dạy học môn Toán thông qua công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, số lượng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học này chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới
tình trạng trên là bản thân giáo viên chưa được tiếp cận với những nghiên cứu chuyên sâu, những tình huống dạy học và những hướng dẫn mang tính cụ thể để có thể vận dụng vào quá trình dạy – học.
Kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức, từ đó thiết kế một số tình huống dạy học kiến tạo kiến thức cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 4 ở chương 2.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn Toán lớp 4 ở trường tiểu học
2.1. Một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh tiểu học