2.3. Thiết kế các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong môn Toán
2.3.6. Tình huống 6: Dạy học bài “Diện tích hình bình hành” (Toán lớp –
– trang 103)
Ôn tập, tái hiện
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cắt – ghép hình bình hành mình đã chuẩn bị thành các hình đã học.
Học sinh nhận thấy có thể cắt – ghép hình bình hành thành hình chữ nhật.
Nêu vấn đề
Các em đã biết các quy tắc tính diện tích các hình: hình chữ nhật, hình vuông qua các số đo của các hình đó. Vậy các em thử suy nghĩ xem nếu cho các số đo của hình bình hành thì “Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?”
Tập hợp các ý tưởng của học sinh, so sánh các ý tưởng và đề xuất ý tưởng chung cho cả lớp
Qua việc cắt - ghép hình bình hành thành hình chữ nhật, học sinh lựa chọn việc dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình bình hành. A B C D H h a Hình bình hành ABCD có: DC là đáy của hình bình hành và có độ dài là a.
AH là chiều cao của hình bình hành và có độ dài là h
Dự đoán (đề xuất giả thiết)
Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật tương ứng mà ta vừa cắt – ghép.
Hay diện tích hình bình hành bằng đáy nhân với chiều cao S = a × h
Kiểm tra giả thiết
Nếu cắt – ghép hình thoi ABCD ta được hình chữ nhật ABIH có các số đo tương ứng như sau:
Diện tích hình chữ nhật ABIH là:
Mà diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH nên diện tích hình bình hành ABCD là:
Hình thành kiến thức mới
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
(trong đó S là diện tích, a là độ dài đáy của HBH, h là chiều cao của HBH)
Vận dụng
Thực hiện làm bài tập 1, trang 104, sách giáo khoa toán lớp 4.