2.3. Thiết kế các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong môn Toán
2.3.3. Tình huống 3: Dạy học bài “Tính chất giao hoán của phép nhân” (Toán
(Toán lớp 4 – trang 58)
Trước khi học bài “Tính chất giao hoán của phép nhân” thì học sinh đã được làm quen với biểu thức chứa chữ, học bài tính chất giao hoán của phép cộng, vì thế giáo viên có thể thiết kế tình huống dạy học kiến tạo để giúp học sinh hình thành kiến thức mới trong bài học này.
Ôn tập và tái hiện
Giáo viên chuẩn bị sẵn phiếu học tập như sau: a (1) b (2) a + b (3) b + a (4) a × b (5) b × a (6)
Yêu cầu: Mỗi học sinh tự tìm các giá trị của a và b sau đó hoàn thành các cột số (1), (2), (3), (4), (5)
Nêu vấn đề
Ở bài “Tính chất giao hoán của phép cộng” chúng ta đã biết “Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi”, vậy đối với phép nhân thì tính chất giao hoán của phép nhân liệu có gì khác so với tính chất giao hoán của phép cộng hay không?
Tập hợp các ý tưởng của học sinh, so sánh các ý tưởng và đề xuất ý tưởng chung cho cả lớp
Học sinh đưa ra các dự đoán và thống nhất ý kiến: tính chất giao hoán của phép nhân cũng tương tự như tính chất giao hoán của phép cộng.
Dự đoán
Học sinh đưa ra dự đoán a × b = b × a
Mỗi học sinh tự hoàn thiện cột số (6) ở phiếu học tập của mình sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh mình để kiểm chứng dự đoán đã đưa ra. Giáo viên có thể gợi ý, giúp đỡ những nhóm chưa hoàn thành.
Qua quan sát, thực hiện tính và trao đổi với bạn, học sinh tự khẳng định dự đoán là đúng và có thể phát biểu thành lời tính chất giao hoán của phép nhân.
Rút ra kết luận chung
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi a × b = b × a
Vận dụng
Thực hiện bài tập 1 trang 58, sách giáo khoa toán lớp 4.