3.6.1. Kết quả trước khi thử nghiệm
Đánh giá định lượng kết quả thử nghiệm
BẢNG 3.1: BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC THỬ NGHIỆM Đối tượng
Điểm
Lớp thử nghiệm (4A5) Lớp đối chứng (4A7)
Số lượng % Số lượng %
Hoàn thành tốt 11 22 9 18 Hoàn thành 34 68 36 72 Chưa hoàn thành 5 10 5 10
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Lớp 4A5 Lớp 4A7
Biểu đồ 3.1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KHẢ NĂNG NẮM VỮNG KIẾN THỨC SAU BÀI HỌC CỦA HỌC SINH HAI LỚP 4A5 VÀ 4A7 TRƯỚC THỬ NGHIỆM
3.6.2. Kết quả sau khi thử nghiệm
BẢNG 3.2: BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA SAU THỬ NGHIỆM Đối tượng
Điểm
Lớp thử nghiệm (4A5) Lớp đối chứng (4A7) Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt 17 34 9 18 Hoàn thành 32 64 36 72 Chưa hoàn thành 1 2 5 10
Biểu đồ 3.2: BIỂU ĐỒ SO SÁNH KHẢ NĂNG NẮM VỮNG KIẾN THỨC SAU BÀI HỌC CỦA HỌC SINH HAI LỚP 4A5 VÀ 4A7 SAU THỬ NGHIỆM
Ở lần thử nghiệm sau, những kết luận được rút ra có yêu cầu cao hơn so với lần đầu, kết quả của học sinh ở lớp kiểm nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, hầu hết học sinh đều tích cực trong quá trình hình thành kiến thức mới và sau bài học, học sinh cơ bản khắc sâu được kiến thức của bài học. Cụ thể:
Lớp thử nghiệm (4A5):
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành đã tăng rõ rệt. Kết quả kiểm tra đầu vào (trước khi tiến hành thử nghiệm) số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành đạt 45/50 học sinh, kết quả kiểm tra đầu ra (sau khi tiến hành thử nghiệm) số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành đạt 49/50 học sinh, tăng từ 90% lên 98%. Cụ thể:
+) Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng từ 22 % lên 34 %, tức là đã tăng 12 %. +) Tỉ lệ học sinh hoàn thành giảm từ 68 % xuống 64%, tức là đã giảm 4%.
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
- Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành đã giảm rõ rệt. Cụ thể giảm từ 10% xuống còn 2%, tức là đã giảm 8%.
Lớp đối chứng (4A7):
- Kết quả thu được không có gì thay đổi. Cụ thể, số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành trước khi tiến hành thử nghiệm đạt 45/50 học sinh, chiếm 90%; sau khi tiến hành thử nghiệm đạt 45/50 học sinh, chiếm 90%.
- Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành vẫn còn cao, chiếm 10%.
Đánh giá định tính
Qua quá trình quan sát biểu hiện và các hoạt động của học sinh ở giờ học thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thích thú khi bản thân mình tự chiếm lĩnh kiến thức, trong quá trình học, các em thảo luận nhóm một cách tích cực và một số em nhút nhát cũng mạnh dạn hơn khi đưa ra ý kiến của mình. Đặc biệt, sau mỗi tiết học, học sinh đều nắm vững kiến thức của bài mới, có khả năng tự ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học,…. So với lớp đối chứng thì giờ học ở lớp thử nghiệm diễn ra nhẹ nhàng nhưng sôi nổi, học sinh hứng thú và tập trung hơn trong giờ học, các em tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động chứ không bị áp đặt như trước đây.
Sau các tiết dạy thử nghiệm, các giáo viên dự giờ và giáo viên trực tiếp giảng dạy các tiết thử nghiệm cho biết: khi sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn Toán lớp 4 vào quá trình dạy học, họ thấy hoạt động dạy – học giữa giáo viên và học sinh trở nên sôi nổi hơn, học sinh tích cực và chú tâm vào bài học hơn, nhờ đó hiệu quả của việc dạy – học cũng được nâng cao rõ rệt. Điều này khiến họ cảm thấy vui, phấn khởi và họ sẽ tiếp tục ủng hộ nếu đề tài này được triển khai rộng rãi hơn nữa.
Nhận xét: Qua quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:
- So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thử nghiệm, chất lượng dạy học bài thử nghiệm đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra ở hệ thống thử nghiệm cao hơn, còn tỉ lệ chưa hoàn thành giảm hơn so với hệ thống đối chứng.
- Trong bảng so sánh kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm môn Toán lớp 4 tăng lên khá rõ rệt. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thử nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng các tình huống dạy học kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 4 và vận dụng tốt lí thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, tư duy tích cực trong suy nghĩ, năng động trong học tập. Điều này rất hữu ích cho học sinh khi học ở các lớp cao hơn. Đây cũng chính là căn cứ để chứng minh tính khả thi của các tình huống đã được thiết kế trong khóa luận.
Kết luận chương 3
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thử nghiệm và dựa trên kết quả thử nghiệm sư phạm, cho thấy:
- Học sinh tích cực và hứng thú hơn với việc tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn Toán lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Toán ở Tiều học.
- So với việc giáo viên chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thì việc giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể như phương pháp dạy học kiến tạo sẽ giúp việc học của học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và đặc biệt là khả năng nắm vững, khắc sâu kiến thức ở mỗi em tăng lên một cách rõ rệt.
- Các tình huống dạy học đã được thiết kế khi đưa vào thử nghiệm có tính khả thi, được giáo viên Tiểu học nói chung, đặc biệt là giáo viên và ban giám hiệu nhà trường dạy thử nghiệm rất ủng hộ. Nếu giáo viên sử dụng nhiều hơn nữa các tình huống đã được thiết kế, đồng thời thiết kế thêm các tình huống phù hợp với đặc điểm học sinh tại lớp giảng dạy thì kết quả nhận được chắc chắn còn nâng cao hơn nữa.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn Toán lớp 4 ở trường tiểu học, tôi nhận thấy: - Bản thân khi nghiên cứu về đề tài này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về một trong những phương pháp dạy học tích cực - phương pháp dạy học kiến tạo. Với phương pháp dạy học này, giáo viên là người hướng dẫn giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới trên nền tảng những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Để việc vận dụng lí thuyết dạy học kiến tạo vào quá trình dạy học đạt hiệu quả thì bản thân giáo viên cần: nắm chắc bản chất của phương pháp dạy học kiến tạo kiến thức cho học sinh; tìm hiểu, thăm dò về những hiểu biết ban đầu của học sinh liên quan đến nội dung sắp học để xem học sinh nắm được các kiến thức và kĩ năng đó ở mức độ nào, từ đó xây dựng, thiết kế các tình huống dạy học cho hợp lí, …
2. Kiến nghị
Giáo viên Tiểu học cần nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tâm lý, trí tuệ học sinh lứa tuổi Tiểu học, để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về khả năng phát triển cũng như khả năng tự kiến tạo hiểu biết về môn Toán của học sinh. Trong dạy học, giáo viên cần chú ý hơn nữa việc rèn luyện khả năng diễn đạt suy nghĩ của học sinh, khả năng tranh luận của học sinh trước một vấn đề học tập để các em có thể tự tin trong việc học nói chung và học Toán theo quan điểm kiến tạo nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Số 29 - NQ/TW Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong Chương trình giáo dục phổ thông mới).
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu học.
[5]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.
[6]. Vũ Quốc Chung (Chủ biên 2007), Phương pháp dạy học toán tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Đại học và Cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí dạy học, NXB Đại học QGHN.
[8]. Hà Sỹ Hồ - Đỗ Trung Hiệu – Đỗ Đình Hoan (1997), Phương pháp dạy học Toán – Tập 1, NXB GD.
[9]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) và các tác giả (2006), Sách giáo khoa toán lớp 4, NXB GD.
[10]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) và các tác giả (2006), Sách giáo viên toán lớp 4, NXB GD.
[11]. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán, NXB Đại học sư phạm.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN PHIẾU ĐIỀU TRA
(dành cho GV Tiểu học)
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN
Họ và tên GV: ……… Đơn vị công tác: ………. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau:
Câu 1: Theo thầy (cô), thế nào là kiến tạo? Thế nào là dạy học theo quan điểm kiến tạo?
……… ……… ……… ……… Câu 2: Theo thầy (cô), vai trò của dạy học kiến tạo trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh là gì?
……… ……… ……… ……… Câu 3: Để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch bài dạy, thầy (cô) thường dựa trên cơ sở nào?
A. Sách giáo khoa.
B. Sách giáo viên và thiết kế bài dạy.
C. Đặc điểm trí tuệ của học sinh và nội dung kiến thức bài học.
Câu 4: Thầy (cô) biết đến các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể là phương pháp dạy học kiến tạo qua đâu?
A. Qua sách, báo giáo dục. B. Qua internet.
C. Qua triển khai của nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. D. Qua các nguồn tài liệu khác.
Câu 5: Thầy (cô) có thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo kiến thức cho học sinh trong tiết dạy của mình không?
A. Chỉ áp dụng trong một số tiết dạy. B. Thường xuyên áp dụng.
C. Không áp dụng. D. Ý kiến khác.
Câu 6: So với việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là diễn giảng và truyền thụ kiến thức một chiều thì khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực khả năng nắm vững kiến thức của học sinh như thế nào? A. Đa số học sinh nắm vững kiến thức bài mới và nhớ lâu hơn. Ngoài ra học sinh còn biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tế. B.Khả năng nắm vững và vận dụng kiến thức của học sinh không cao hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
C. Chỉ có một vài học sinh nắm vững kiến thức. D. Ý kiến khác.
Câu 7: Thái độ của học sinh trong các giờ học có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như thế nào?
A. Học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng bài học. B. Học sinh chú ý nghe giảng là chủ yếu.
C. Học sinh không tích cực trong việc xây dựng bài học.
Câu 8: Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thì hoạt động chính của giáo viên là gì?
A. Chủ yếu là giảng giải và cung cấp kiến thức cho học sinh.
B. Tổ chức, điều khiển quá trình hình thành kiến thức cho học sinh.
Câu 9: Trên thực tế, thầy (cô) thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có vai trò như thế nào?
A. Rất quan trọng và cần thiết. B. Không quan trọng.
C. Ý kiến khác.
Câu 10: Qua tiếp cận với các tình huống dạy học mà đề tài đã thiết kế, thầy (cô) thấy tính khả thi của các tình huống ra sao?
A. Khả thi cao. B. Khả thi.
C. Không khả thi. D. Khó thực hiện.
PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Giáo án 1: Quy đồng mẫu số các phân số I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Học sinh biết quy đồng mẫu số hai phân số (trường hợp đơn giản). -Học sinh biết thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số.
2. Kỹ năng
-Vận dụng tốt kiến thức để làm tốt bài tập.
3. Thái độ
-Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra
-GV treo bảng phụ ghi bài tập: Rút gọn các phân số ; ; ; . Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
; ; ;
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
Giống như số tự nhiên, với các phân
- HS hát. - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vào nháp. - HS nhận xét, theo dõi kết quả. - HS lắng nghe, 2 – 3 HS nhắc
số chúng ta cũng có thể so sánh, có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng ta phải biết cách quy đồng mẫu số. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em thực hiện điều đó.
3.2. Dạy – học bài mới
3.2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn cách quy đồng mẫu số hai phân số
- GV nêu vấn đề: Cho hai phân số và . Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một số bằng và một phân số bằng .
- GV hỏi:
+) Hai phân số mà chúng ta sẽ tìm có chung đặc điểm gì?
+) Mẫu số chung của hai phân số đó sẽ tìm như thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để đi tìm hai phân số đó theo yêu cầu của đề toán.
- GV yêu cầu HS trình bày.
lại tên bài.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời:
+) Hai phân số mà chúng ta sẽ tìm có cùng mẫu số.
+) Mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS trình bày.
-GV nói: Hai phân số và đã được quy đồng mẫu số thành hai phân số
và ; 15 gọi là mẫu số chung của hai phân số và .
- GV hỏi:
+) Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số?
+) Em có nhận xét gì về mẫu số chung của hai phân số và với mẫu số của hai phân số và ?
-GV cho HS thực hiện phiếu học tập gồm các câu hỏi sau:
+) Em đã làm thế nào để từ phân số có được phân số ? +) 5 là gì của phân số ? +) Em đã làm thế nào để từ phân số có được phân số ? -HS lắng nghe. - HS trả lời:
+) Là làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng.
+) Mẫu số chung 15 chia hết cho mẫu số của hai phân số và
.
-HS thực hiện.
+) Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 5.
+) 5 là mẫu số của phân số .
+) Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 3.
+) 3 là gì của phân số ?
-GV tổng kết: