Tình huống 1: Dạy học bài “Thực hành vẽ hình chữ nhật” (Toán lớp –

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn toán lớp 4 ở trường tiểu học (Trang 46 - 48)

2.3. Thiết kế các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong môn Toán

2.3.1. Tình huống 1: Dạy học bài “Thực hành vẽ hình chữ nhật” (Toán lớp –

4 – trang 54)

Trước khi học bài “Thực hành vẽ hình chữ nhật” thì học sinh đã được học về hình chữ nhật (ở các lớp dưới), biết được các đặc điểm của hình chữ nhật, ngoài ra học sinh cũng đã biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Đây là cơ sở để giáo viên có thể thiết kế bài dạy theo phương pháp kiến tạo kiến thức cho học sinh.

 Ôn tập và tái hiện

Giáo viên vẽ hình chữ nhật MNPQ lên bảng và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

-Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không? -Hãy nêu các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật MNPQ.

 Nêu vấn đề

Dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật, cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song đã học, ta vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm như thế nào?

 Tập hợp các ý tưởng của học sinh, so sánh các ý tưởng và đề xuất ý tưởng chung cho cả lớp

Học sinh đưa ra các dự đoán và thống nhất ý kiến: Đặt tên cho hình chữ nhật cần vẽ là ABCD, thực hiện vẽ hình chữ nhật dựa vào cách vẽ chiều dài (DC) của hình chữ nhật, sau đó dựa vào cách vẽ hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song để vẽ hình chữ nhật thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 Dự đoán (đề xuất giả thiết)

Vẽ được hình chữ nhật ABCD thỏa mãn yêu cầu của bài toán dựa vào cách thực hiện như sau:

- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4cm

- Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng ấy lấy đoạn thẳng DA = 2cm.

- Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2cm.

- Bước 4: Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.

M N

P Q

 Kiểm tra giả thiết

Mỗi học sinh tự lấy phiếu học tập cá nhân và thực hiện các bước đã nêu để vẽ hình chữ nhật.

Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng thực hiện, đồng thời quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện các bước mà học sinh còn lúng túng.

 Rút ra kết luận chung

Để vẽ được một hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng cho trước, ta thực hiện tương tự như các bước vẽ hình chữ nhật ABCD ở trên.

Muốn hình vẽ được cân đối và chính xác, chúng ta cần:

-Chú ý các số đo của cạnh để ước lượng và xác định vị trí vẽ hình cho cân đối trên vở (vẽ cạnh thứ nhất ở vị trí nào).

-Lần lượt vẽ từng cạnh của hình theo 4 bước.

-Vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke chính xác. -Đo độ dài các cạnh cẩn thận, chính xác.

 Vận dụng

Làm bài tập 1, trang 54, sách giáo khoa toán lớp 4.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học kiến tạo kiến thức trong dạy học môn toán lớp 4 ở trường tiểu học (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)