Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên cho trẻ.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 38 - 40)

môi trường tự nhiên cho trẻ.

Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển những mầm mống tạo vốn ban đầu của tính sáng tạo. Biện pháp này đóng vai trò vô cùng quan trọng với chất lượng tạo hình.

b, Tiến hành:

Trong phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, việc yêu cầu trẻ quan sát là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là bắt trẻ phải mô tả sao chép giống thật mà tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Các vật thật với sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động, kết hợp giữa việc quan sát với mô tả bằng từ ngữ có tính nghệ thuật và hoạt động của trẻ với sự vật sẽ kích thích các xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, giáo dục tình yêu với thiên nhiên – đất nước – con người, tạo đà cho phát triển sáng tạo.

Ví dụ: Trước giờ xếp dán vườn cây, cô phải hướng dẫn cho trẻ ra ngoài quan sát, chỉ cho trẻ thấy hình dáng, màu sắc khác nhau của cây cối, khung cảnh bầu trời…

Trước khi tổ chức hướng dẫn HĐTH giáo viên cần căn cứ vào từng bài để lựa chọn và sử dụng các vật mẫu là các đối tượng nào phù hợp với nội dung bài tạo hình tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn, có nét độc đáo riêng tạo điều kiện cho trẻ tri giác các đối tượng giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ ở chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện.

Chẳng hạn: Làm tổ chim bằng rơm hoặc râu ngô; Làm con châu chấu, con chuồn chuồn bằng lá dừa; Xếp hình con gà bằng hạt đỗ, hạt vừng; Làm vòng đội đầu bằng hoa đại…

Tăng cường tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về tự nhiên cho trẻ qua việc cho trẻ tham quan vườn bách thú, công viên, vườn hoa, cây cảnh, hiện tượng thiên nhiên…

Cô chú trọng sử dụng lời nói sinh động giàu hình ảnh khi hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng trong môi trường xung quanh. Lời nói sinh động của cô

giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy của trẻ trong hoạt động miêu tả đối tượng bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc của trẻ buộc trẻ gợi sự hồi tưởng – suy nghĩ, so sánh và trả lời, cần khuyến khích sự sáng tạo đặt những câu hỏi trong khi trẻ tham gia hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động, vận động tích cực với đối tượng sẽ giúp trẻ khám phá, ghi nhớ các mối quan hệ lẫn nhau giữa các đối tượng đầy đủ chính xác hơn.

c, Điều kiện vận dụng:

Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ để vận dụng vào việc tạo tình huống hấp dẫn duy trì hứng thú tham gia HĐTH của trẻ.

Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ đối với bài tập tạo hình sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ.

Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐTH giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ lựa chọn được các NVLTN phù hợp với nội dung các bài tập.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)