KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 68 - 69)

1. Kết luận

Hoạt động sáng tạo là một hoạt động tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, độc đáo. Khả năng sáng tạo không chỉ có ở những thiên tài mà tiềm ẩn trong mỗi cá nhân khi có điều kiện thì bộc lộ và phát triển. Tính sáng tạo thường liên quan đến tính tự giác, tích cực chủ động, độc lập, tự tin. Người có tư duy sáng tạo không chịu ràng buộc bởi những nguyên tắc cứng nhắc.

Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo từ rất sớm (4 tuổi). Đặc trưng sáng tạo ở trẻ là sự tự do tâm lý, tự do thể hiện cái tôi của mình trong việc nhận thức tìm hiểu và hành động với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh. Cần giáo dục trẻ ngay từ độ tuổi nhỏ nhất để tạo cơ sở của các hoạt động sáng tạo ở những giai đoạn sau.

HĐTH là một hoạt động sáng tạo đặc biệt trong đó con người không chỉ nhận thức cái đẹp của thế giới khách quan mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, đồng thời bồi dưỡng ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức là yếu tố cơ bản trong sự hình thành nhân cách toàn diện. Sự hoạt động tích cực, sáng tạo khi tham gia vào HĐTH sẽ là tác nhân rất lớn giúp cho sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ bởi qua những hoạt động này trẻ có điều kiện vận dụng sáng tạo những hình tượng đã có các ấn tượng tri giác vào việc xây dựng các hình tượng mới độc đáo mang đậm tính sáng tạo.

Chất lượng HĐTH của trẻ ở trường mầm non hiện nay cò chưa cao, giáo viên chưa có sự quan tâm đầy đủ tới việc phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ, đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ.

Các biện pháp tổ chức cho trẻ HĐTH được xây dựng trẻ quan điểm tích hợp và hướng vào trẻ bao gồm các nhóm biện pháp sau:

Biện pháp 1: Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn

biểu tượng về môi trường tự nhiên cho trẻ.

Biện pháp 2: Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 3: Giáo dục lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình từ việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 4: Rèn luyện, bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo cho trẻ từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Biện pháp 6: Làm mẫu.

Biện pháp 7: Trò chơi hóa sản phẩm.

Các biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN do chúng tôi xây dựng đảm bảo sự thống nhất hợp lý của 3 thành tố cơ bản trong quá trình tạo hình (cảm thụ - thể hiện - sáng tạo) và các nhóm biện pháp được thực hiện có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó: Các nhóm biện pháp 1, 2 và 3 nhằm nâng cao tình cảm – khả năng cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh. Các biện pháp nhóm 4 và 5 giúp trẻ thể hiện và phát huy mọi khả năng sáng tạo. Các biện pháp nhóm 5 và 6 giúp trẻ được quan sát hoạt động của cô rồi hình thành sự sáng tạo của bản thân trên cơ sở hoạt động ấy đồng thời giúp trẻ sử dụng những sản phẩm sáng tạo của mình vào đời sống hàng ngày.

Thực nghiệm sư phạm áp dụng các biện pháp trên cho kết quả tốt nhất trong việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Các phương pháp kiểm chứng cho phép khẳng định sự tin cậy về thửc nghiệm.Điều này chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra là hợp lý. Từ các khẳng định trên có thể kết luận kết quả các trường hợp với giả thiết khoa học được chứng minh, nhiệm vụ của đề tài được giải quyết và mục đích của đề tài được thực hiện.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số đề xuất sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 68 - 69)