Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 54 - 56)

3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Chúng tôi lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở 2 lớp:

Lớp đối chứng: 40 trẻ lớp 5 tuổi A2 Lớp thực nghiệm: 40 trẻ lớp 5 tuổi A3

Nhìn chung: Trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tương đương về thể lực, trí tuệ và đang học tập tại trường mầm non. Đó không phải là những trẻ tốt nhất, song chúng tôi lựa chọn trẻ tương đối đồng đều nhau. Nhìn chung những trẻ này đã được trang bị kiến thức, tri thức tương đối tốt, kỹ năng, kỹ xảo tạo hình cần thiết, có một nề nếp học tập nhất định.

Với nhóm đối chứng, hình thức và phương pháp tổ chức cho trẻ HĐTH bình thường hàng ngày, hàng tuần (do cô giáo soạn giáo án, tổ chức hướng dẫn trẻ và dạy không thay đổi thực trạng trong lớp).

Với nhóm thực nghiệm, được áp dụng hệ thống những biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông HĐTH bằng việc sử dụng NVLTN đã xây dựng.

3.4.2. Đo đầu vào trước thực nghiệm.

Dựa vào: Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong quá trình tạo hình (chương 1, mục 1.2.4), chúng tôi tiến hành đo trước thực nghiệm ở cả 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng) cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Phú Hộ qua các HĐTH với cách tổ chức thông thường.

Để kết quả thực nghiệm có hiệu quả cao chúng tôi dựa vào cơ sở nguyên tắc xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức giờ học tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi): Nó đảm bảo vai trò chỉ đạo của giáo viên và tính độc lập hoạt động của trẻ và đảm bảo thực hiện kế hoạch chung của nhà trường, lớp trong thời gian thực nghiệm.

Việc xây dựng nội dung tác động thực nghiệm được sắp xếp bổ xung cho nhau, phức tạp dần về cấu trúc của đối tượng miêu tả nhằm tạo điều kiện cho trẻ tích lũy các ấn tượng cảm xúc, rèn luyện các kỹ năng tạo hình, giúp trẻ hình thành, củng cố hình ảnh đồ họa , xây dựng hình tượng mang tính sáng tạo nghệ thuật.

Điều kiện thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Trình độ giáo viên ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là đều từ cao đẳng sư phạm trở lên.

Trẻ được phân vào nhóm một cách ngẫu nhiên.

Cả 2 nhóm đều được giảng dạy theo chương trình đổi mới.  Giáo án

Nhóm đối chứng: giáo viên soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng giảng dạy và tổ chức giờ tạo hình với hình thức, phương pháp, biện pháp bình thường.

Nhóm thực nghiệm: giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng giảng dạy và tổ chức giờ tạo hình với hình thức, phương pháp, biện pháp theo yêu cầu và hướng dẫn của chúng tôi theo mục đích nghiên cứu.

 Quy trình tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi chia quy trình thực nghiệm làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Với mục đích đánh giá tình hình sơ bộ ban đầu để chuẩn bị thực nghiệm, chúng tôi dự giờ của cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong điều kiện bình thường (mỗi nhóm 3 giờ tạo hình).

Giai đoạn 2: Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng lý thuyết và thực hành cho nhóm thực nghiệm, gợi ý cho giáo viên soạn giáo án và chuẩn bị tổ chức giờ tạo hình theo biện pháp đã đề xuất.

Giai đoạn 3: Tiến hành tổ chức thực nghiệm, lấy số liệu đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.4.3. Đo đầu ra cuối thực nghiệm.

Sau thời gian thực nghiệm tổ chức các giờ tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở lớp 5 tuổi A3 trường Mầm non Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ chúng tôi đã tiến hành đo đầu ra ở lớp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 54 - 56)