nguyên vật liệu thiên nhiên để phát huy khả năng sáng tạo của mình.
a, Mục đích – ý nghĩa:
Trong các bài tạo hình chúng tôi luôn khuyến khích trẻ miêu tả, thể hiện theo ý định tạo hình của riêng trẻ, theo khả năng từng trẻ (giáo dục cá nhân) nhằm phát huy tính sáng tạo của chúng.
Mỗi cá nhân trẻ có vốn biểu tượng riêng, kinh nghiệm riêng, đây là nhóm biện pháp đòi hỏi trẻ vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để thực hiện một chủ đề với nhiều nội dung, đúngvề hợp thành, đòi hỏi trẻ phải rèn luyện cách xây dựng bố cục sao cho cân đối, phù hợp với nội dung miêu tả, phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tái tạo và sáng tạo lại những kiến thức, biểu tượng đã có trong đầu trẻ.
b, Tiến hành:
Chúng ta đều biết rằng quy luật thần kinh của con người có tính mềm dẻo và khả năng bù trừ nên mọi cái có thể biến đổi tốt hơn khi có những tác động phù hợp.
Khi tổ chức cho trẻ HĐTH, cô không hướng dẫn đồng loạt như nhau mà dựa vào đặc điểm riêng của từng trẻ về khả năng sáng tạo cũng như các chức năng con người để có biện pháp phù hợp tạo điều kiện, tạo cơ hội để
trẻ vận dụng, tìm kiếm những phương thức tạo hình phù hợp với khả năng của từng cá nhân trẻ đồng thời gợi khích lệ trẻ sáng tạo nên những sản phẩm sinh động.
Ví dụ: Trong 1 lớp tham gia HĐTH cô giáo có thể phân ra thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau dựa vào hứng thú, nhu cầu của các cháu:
+ Với nhóm trẻ thích hoạt động với NVLTN là sỏi đá cô hướng dẫn trẻ xếp dán bức tranh gia đình yêu thương, tạo hình chú vịt, chú ếch con từ những viên sỏi đá có hình dạng tự nhiên.
+ Với nhóm trẻ thích hoạt động với NVLTN là hột hạt cô hướng dẫn trẻ tạo hình bức tranh con gà, con vịt từ những hạt đỗ, hạt chi chi cô đã chuẩn bị trước theo ý thích của trẻ.
+ Với nhóm trẻ thích hoạt động với NVLTN là củ quả cô có thể cho trẻ in hình các lát tranh lên giấy, sưu tầm các loại quả khô có hình dáng khác nhau phục vụ cho góc bán hàng.
+ Hay với nhóm trẻ thích khám phá với NVLTN là lá, hoa cô có thể cho trẻ tạo hình trang trí hình học, con vật bằng hoa lá (phụ lục 4).
+ Ngoài ra, ở các góc chơi cô khuyến khích trẻ chọn NVLTN mà trẻ yêu tạo hình theo ý thích.
+ Khi tham gia các hoạt động ngoài trời cô cho trẻ sưu tầm theo ý thích: hoa, lá, cỏ cây, sỏi đá… rồi để trẻ tự xếp hình theo nhu cầu của trẻ. Có thể có cháu nhặt hoa đại, hoa lộc vừng sâu thành vòng cổ hoa đội đầu; Hay nhóm trẻ khác lại tìm lá đa làm thành con trâu, lá dừa làm con châu chấu…(phụ lục 4).
Trong khi tham gia vào các HĐTH các nhà giáo dục chính là người cho trẻ điều kiện và cơ hội thỏa sức sáng tạo với những vật liệu dễ kiếm, dễ tìm xung quanh chúng. Vì vậy, cần nhiều hơn nữa các cô giáo, các bậc phụ huynh khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng NVLTN để phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Trẻ tiếp thu và ghi nhớ khác nhau nên việc gợi mở ở trẻ là điều tất yếu để trẻ nhớ lại và thể hiện. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ nhút nhát hay chậm hơn so với các bạn khác tham gia cùng đàm thọai và phân tích để vấn đề sáng rõ.
Gợi ý cho trẻ các vấn đề liên quan trong bài tập để trẻ liên tưởng những gì trẻ đã gặp trong môi trường để tái hiện lại.
Chú ý tới hoạt động riêng của cá nhân có kích thích phù hợp với quá trình tư duy của trẻ đang diễn ra để tác động.
2.2.6. Làm mẫu.
a, Mục đích - Ý nghĩa:
Giáo viên làm mẫu giúp trẻ nhận thức hoạt động một cách đúng đắn về bài tập tạo hình của mình từ đó trẻ thực hiện một cách khéo léo và sáng tạo nhất.
Giúp trẻ hiểu được cách thực hiện và nội dung của hoạt động, từ đó trẻ định hướng được cách thực hiện bài tập của mình. Trong quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ giáo viên phải hướng dẫn một cách rõ ràng dễ hiểu tạo điều kiện giúp trẻ nắm được các bước thực hiện cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay nhằm kích thích trẻ thực hiện tích cực sáng tạo.
b, Tiến hành:
Làm mẫu là một quá trình quan trọng, vì vậy giáo viên cần phải làm mẫu một cách rõ ràng, chính xác để trẻ có thể thực hiện một cách sáng tạo.
Vị trí đứng của giáo viên phù hợp sao cho tất cả các trẻ đều quan sát được cô hướng dẫn trước khi cho trẻ tham gia thực hiện.
Khi gọi một trẻ lên thực hiện thử, giáo viên cần nhắc các cháu khác chú ý, nhận xét bạn làm mẫu.
Giáo viên cần tế nhị nhi nhận xét, sửa lỗi cho trẻ, tránh những lời nói xúc phạm trẻ.
Tùy thuộc vào đề tài cũ hay mới, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên có thể hướng dẫn 1, 2 hay 3 lần.
Chẳng hạn: Cô cùng trẻ vận động bài hát: Lá thuyền ước mơ sau đó cô hỏi trẻ vật gì đã được nhắc tới trong bài hát rồi dẫn dắt vào nội dung tạo hình. Để có được những chiếc thuyền ước mơ các con có muốn cùng cô tạo nên những chiếc thuyền cho riêng mình bằng những chiếc lá cây cô đã chuẩn bị sẵn không nào?
+ Bước 2: Cho trẻ xem mẫu và hướng dẫn trẻ quan sát, cô làm mẫu. Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu thuyền trên biển được tạo thành bằng cách xé dán lá cây. Cô hỏi trẻ cháu nhận xét gì về bức tranh? Con thuyền của cô được tạo nên từ gì nào? Sau đó, cô phân tích cho trẻ các bộ phận cũng như cách tạo thành con thuyền. Lúc hướng dẫn cho trẻ quan sát cô đứng giữa lớp đảm bảo các trẻ đều thấy, làm chậm vừa làm kết hợp giải thích.
+ Bước 3: Trẻ thực hiện, cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ. + Bước 4: Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
Ví dụ: Cô cho trẻ tham gia vào các triển lãm nhỏ (treo tranh lên giá) tại đây cô cho các trẻ nhận xét bài của bạn, của mình, bình chọn các bức tranh đẹp…
c, Điều kiện vận dụng:
Để HĐTH diễn ra có hiệu quả giáo viên cần dựa vào khả năng nhận thức của các trẻ trong lớp, mức độ khó dễ của đề tài để xác định cách hướng dẫn sao cho rõ ràng.
Giáo viên cần lựa chọn nhiều mẫu – mẫu phải đẹp, độc đáo.