.Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những nguyên vật liệu thiên nhiên

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 40 - 43)

nhiên

a, Mục đích – ý nghĩa:

Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những NVLTN tạo nền tảng cho sự phát triển những mầm mống tạo vốn ban đầu của tính sáng tạo.

Biện pháp gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những NVLTN giúp trẻ ghi nhớ, làm giàu vốn biểu tượng về thiên nhiên cho trẻ trong quá trình cảm nhận của cá nhân đối với đối tượng cần thể hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng với chất lượng tạo hình.

Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ cần được tiến hành đồng thời với việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng đúng, rõ nét và phong phú về NVLTN.

b, Tiến hành:

Trước khi tổ chức hướng dẫn HĐTH giáo viên cần căn cứ vào từng bài để lựa chọn và sử dụng các vật mẫu là các đối tượng nào phù hợp với nội dung bài tạo hình tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn, có nét độc đáo riêng tạo điều kiện cho trẻ tri giác các đối tượng giúp trẻ nhận ra sự phong phú về cái đẹp không chỉ ở chất liệu, hình dáng mà còn về cách thể hiện

Tăng cường tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về thiên nhiên cho trẻ qua việc cho trẻ tham quan vườn bách thú, công viên, vườn hoa, cây cảnh, hiện tượng thiên nhiên…

Cô chú trọng sử dụng lời nói sinh động giàu hình ảnh khi hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng trong môi trường xung quanh. Lời nói sinh động của cô giúp trẻ cảm thụ vẻ đẹp phong phú đa dạng dạng đầy hấp dẫn của đối tượng quan sát, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ.

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tư duy của trẻ trong hoạt động miêu tả đối tượng bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc của trẻ buộc trẻ gợi sự hồi tưởng – suy nghĩ, so sánh và trả lời, cần khuyến khích sự sáng tạo đặt những câu hỏi trong khi trẻ tham gia hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động, vận động tích cực với đối tượng sẽ giúp trẻ khám phá, ghi nhớ các mối quan hệ lẫn nhau giữa các đối tượng đầy đủ chính xác hơn.

Ví dụ: Cô giáo tổ chức cho trẻ tham quan vườn trường: Cô cho cháu kể tên các loài hoa và tên cây mà cháu biết. Sau đó cô đàm thoại cùng trẻ về hình dáng, màu sắc của cây và hoa trong vườn trường.

+ Cháu thấy cánh hoa của bông hoa phăng này có giống cánh bướm không nào?

+ Đây là lá dừa có màu xanh, dài, thon cô có thể dùng nó để tạo thành con cào cào chúng mình có thấy bất ngờ không?

+ Phía dưới chân chúng mình có nhiều hạt chi chi rụng các cháu thử nghĩ xem cô có thể dùng những hạt này làm thành gì?...

Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ để vận dụng vào việc tạo tình huống hấp dẫn duy trì hứng thú tham gia HĐTH của trẻ.

Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức gây hứng thú cho trẻ đối với bài tập tạo hình sao cho phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ.

Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐTH giáo viên vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn đồng hành cùng trẻ giúp trẻ lựa chọn được các NVLTN phù hợp với nội dung các bài tập.

2.2.3.Giáo dục lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình từ việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

a, Mục đích – ý nghĩa:

Giáo dục trẻ cách nhìn, cách nghĩ và cảm thụ sao cho trẻ tự lĩnh hội và thấy ham thích hình thành ở trẻ lòng mong muốn được tạo nên cái đẹp, đây là một biện pháp cần thiết đối với việc phát triển sáng tạo.

b, Tiến hành:

Bằng biện pháp khéo léo, giáo viên kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ qua các câu chuyện, những câu hỏi liên quan tới bài tạo hình. Sử dụng các bài thơ, câu đố, bài hát, trò chơi liên quan tới đối tượng để tập chung sự chú ý của trẻ 5-6 tuổi khả năng chú ý và ghi nhớ đã hoàn thiện, sự tập chung của trẻ rất có hiệu quả.

Chẳng hạn: Trong hoạt động tạo hình: tạo hình bằng hạt nhãn “hai chú kiến đoàn kết”, cô giáo có thể sử dụng câu đố về con kiến gây hứng thú cho trẻ:

“Nâu vàng đen đỏ Đi lại từng bầy Thấy mồi tha ngay

Mang về nơi tổ”

Đố bé con gì? Hay sử dụng trò chơi: Thuyền về bến, khi cô cho cháu xé dán thuyền trên biển bằng lá cây.

Sử dụng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu có hình tượng và dí dỏm cùng với điệu bộ cử chỉ, nét mặt khi hướng dẫn trẻ sử dụng NVLTN tham gia vào HĐH… Giáo viên gây cảm xúc và khơi dậy lòng ham thích HĐTH cho trẻ khi trẻ thấy tự tin như chính mình là người nghệ sỹ đang tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.

Ví dụ: Trong hoạt động: Xếp, dán sỏi, đá bức tranh gia đình yêu thương cô giáo đàm thoại ngắn với trẻ về các thành viên trong nhà của bé, sau đó cho trẻ quan sát tranh mẫu, kết hợp cô miêu tả cho trẻ hiểu sâu hơn về bức tranh. Thông qua đó tạo cho trẻ sự ham thích, hứng thú với bài bạo hình và hoạt động say mê.

Như vậy, giáo viên luôn kích thích, gợi mở tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, khi trẻ thích thú, say mê với các NVLTN thì chất lượng tác phẩm thì chất lượng tác phẩm nghệ thuật của trẻ được nâng cao và khả năng sáng tạo nghệ thuật phát triển hơn.

c, Điều kiện vận dụng:

Cô giáo phải có khả năng bao quát lớp tốt để động viên, khuyến khích kịp thời cho trẻ.

Cần tiến hành giáo dục trẻ trên cơ sở yêu cầu về mặt giáo dục thẩm mỹ. Giáo viên linh hoạt khi sử dụng các biện pháp để đảm bảo cho trẻ được thoải mái, tự nhiên để tích cực hoạt động.

Giáo viên cần tế nhị nhi nhận xét, sửa lỗi cho trẻ, tránh những lời nói xúc phạm trẻ.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 40 - 43)