Trò chơi hóa sản phẩm.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 49 - 53)

a, Mục đích - Ý nghĩa:

Trò chơi hóa sản phẩm là sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt giúp trẻ ứng dụng linh hoạt, sáng tạo hoạt động và kết quả hoạt động vào cuộc sống của mình.

Trò chơi hóa sản phẩm giáo dục và làm giàu tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu thiên nhiên, không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm trẻ thêm phấn khích, phấn khởi, vui tươi, cho

trẻ được thay đổi không khí của những ngày học tạo cảm xúc mới ở trẻ thêm yêu mến và gắn bó với thầy cô giáo, bạn bè, trường mầm non.

b, Tiến hành:

Cho trẻ tự lên trưng bày sản phẩm của mình tạo sự phấn khởi ở trẻ sau đó trẻ quan sát sản phẩm chung của cả lớp và tự nhận xét đánh giá. Mở triển lãm cho trẻ ngắm nhìn các sản phẩm của bạn và của mình để so sánh đối chiếu và tự đánh giá.

Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày hội, ngày lễ tạo cho trẻ tâm trạng chờ đón mong đợi ngày vui sắp đến, trẻ tỏ ra quan tâm tới nhau, cùng nhau chuẩn bị và vui mừng động viên nhau cùng cố gắng.

Làm ra các sản phẩm làm quà tặng ông bà, cha, mẹ, các bạn nhân dịp ngày lễ, hội, tặng các chú bộ đội…đó là cơ hội để trẻ bày tỏ tình cảm của mình bằng con đường sáng tạo.

Không khí tưng bừng giúp trẻ rèn luyện tính độc lập, tích cực, sự tìm tòi và có những sáng kiến giúp trẻ tự tin vào bản thân, cố gắng chăm ngoan học giỏi.

Sử dụng sản phẩm của hoạt động sáng tạo sẽ làm cho trẻ thêm yêu thích hoạt động tạo hình, tạo thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động sáng tạo.

Chẳng hạn: + Trong giờ dạo chơi ngoài trời, bé làm được vòng hoa đội đầu, vòng cổ… Cô cho cháu mang sản phẩm này vào góc phân vai chơi trò chơi gia đình, bé sẽ rất hứng thú khi được đeo vòng cổ do mình tạo ra cho các em búp bê. Hay những chú trâu lá đa, bé cùng anh trai (bạn trong nhóm chơi) mang ra đồng chăn thả…

+ Bé được mang những bức tranh: gia đình yêu thương mà bé tạo thành về nhà tặng bố mẹ, thật vui biết bao khi từ những viên sỏi ngộ nghĩnh bé thấy ven đường lại trở thành bức tranh sinh động ba bé đem treo ở phòng khách (Phụ lục 4).

+ Nhân dịp mùng 8/3, 20/10, 20/11 những tấm thiệp bé làm nên từ những bông hoa khô, chiếc lá vàng, vỏ con ốc lại trở thành món quà ý nghĩa bé tặng bà, tặng cô, tặng mẹ.

+ Những chú bươm bướm bé làm ra, cô cho cháu mang đến bên cửa sổ nơi có những khóm hoa nhài, hoa hồng rung rinh khoa sắc. Bé nhận thấy thật vui khi ngày ngày tới lớp được ngắm những sản phẩm của mình và các bạn làm nên.

+ Với những chiếc ca nô cô hướng dẫn bé tạo nên từ bẹ chuối, cháu say sưa chơi bên hồ nước (cô giáo tạo ra ở góc ngoài trời) mãi không thấy chán…

c, Điều kiện vận dụng:

Giáo viên phải linh hoạt tổ chức các HĐTH, phối hợp cùng với gia đình giúp trẻ sử dựng tối ưu sản phẩm do bé tạo ra: Làm quà tặng cho người thân

Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức chơi khác nhau: Sử dụng sản phẩm vào ngày lễ hội, mở triển lãm nhỏ trưng bày sản phẩm của trẻ…..

Tiểu kết chương 2

Sự phát triển sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình phụ thuộc phần lớn vào cách tổ chức hoạt động và sử dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp giảng dạy của người giáo viên.

Để nâng cao hiệu quả quá trình hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi ) ở trường mầm non một số biện pháp được đề xuất cụ thể là :

Biện pháp 1: Thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát, làm giàu vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên cho trẻ.

Biện pháp 2: Gây hứng thú, tạo cảm xúc cho trẻ với những nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 3: Giáo dục lòng say mê, sự ham thích và tình yêu đối với nghệ thuật tạo hình từ việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 4: Rèn luyện, bồi dưỡng khả năng suy luận độc đáo cho trẻ từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để phát huy khả năng sáng của mình. Biện pháp 6: Làm mẫu.

Biện pháp 7: Trò chơi hóa sản phẩm.

Một số biện pháp trên có mối quan hệ mất thiết, chặt trẽ với nhau và nằm trong một thể thống nhất, chúng dẫn dắt trẻ từng bước đi từng quá trình cảm thụ đến thể hiện tích cực. Chúng tôi cho rằng việc phân chia một số biện pháp chỉ mang tính chất tương đối. Thực tế đã chứng minh rằng mỗi nhóm biện pháp chỉ có thể thật sự mang lại hiệu quả khi có sự kết hợp linh hoạt mềm dẻo với các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)